Cập nhật:  GMT+7

Hồi sinh nhà cổ

Một buổi chiều cuối năm nắng đẹp, tôi cùng cô phóng viên đang làm ở Đài TT-TH Việt Trì - một người khá am hiểu về xã Hùng Lô, cùng lang thang trong những con ngõ hẹp, cổ kính của làng cổ Hùng Lô, TP Việt Trì - một ngôi làng nằm ven sông Lô trù phú, thanh bình để được hiểu hơn về những đổi thay ở vùng đất cổ với nhiều dấu tích lịch sử và thăng trầm này, cùng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ trong mỗi nếp nhà cổ hôm nay...

Hồi sinh nhà cổ

Mỗi ngôi nhà đều ẩn chứa các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phong phú, hấp dẫn, là “cuốn lịch sử” của gia đình, dòng họ và làng quê Hùng Lô

Thăm ngôi nhà trên 300 năm tuổi

Đồng chí Lã Tiến Boong - Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô rất hào hứng khi chúng tôi ngỏ ý muốn đi thăm một vài ngôi nhà cổ của xã. Anh thông tin: Hùng Lô hiện có gần 50 ngôi nhà cổ từ hàng trăm đến vài trăm năm vẫn tồn tại qua nhiều giai đoạn của lịch sử. Không chỉ có nhà cổ, xã Hùng Lô còn có Đình và Miếu... rất cổ kính nổi tiếng, hiện là điểm du lịch cộng đồng “hút khách” của nhiều tua, tuyến do tỉnh và Trung ương tổ chức.

Hồi sinh nhà cổ

Ngôi nhà có tuổi đời hơn 300 năm vẫn được gia đình bà Nguyễn Thị Yến cùng các con cháu giữ gìn, tu bổ và là điểm tham quan hấp dẫn của du khách ngoại quốc.

Ngôi nhà cổ của gia đình bà Nguyễn Thị Yến nằm trong một ngõ hẹp, ngay cạnh Đình Hùng Lô. Một không gian ấm cúng và yên tĩnh hiện lên phía trong con ngõ nhỏ, bỏ qua những ồn ào của phố chợ phía ngoài. Cây và cây chen nhau, làm nên một không gian xanh mát mắt. Bên bàn trà, trong ngôi nhà cổ, bà Yến đi vắng nhưng còn anh con trai công tác trong quân đội đang về phép. Chúng tôi có dịp cùng trò chuyện về những thăm trầm của ngôi nhà quý này. Lục lại ký ức, anh cho biết, đến anh đã là đời thứ sáu ở và thờ cúng tổ tiên trong ngôi nhà này. Với kiến trúc hai gian, ba trái, cột bằng gỗ đinh, lim đã lên nước thời gian trầm mặc và kiểu mái lợp truyền thống bằng ngói âm dương, những cánh cửa bức bàn bằng gỗ tốt, những bức vách, cầu phao... được đục chạm hình rồng, hoa sen... còn nguyên vẹn vết thời gian và cực kỳ tinh sảo, sắc nét dù đã trải qua hàng trăm năm mưa gió.

Phó Chủ tịch UBND xã Lã Tiến Boong nhớ lại: Hùng Lô đã trải qua hai trận lụt lịch sử vào năm 1979 và 1986, khi đó người dân phải trèo cả lên nóc nhà để ăn ở, do đó những ngôi nhà cổ còn tồn tại đến hôm nay đều được xây dựng bằng vật liệu cực tốt mới trải qua được những tàn phá của thiên nhiên. Chỉ tay lên những hoa văn tinh xảo trên mái, đồng chí Boong hào hứng kể: Mỗi một bức đục, chạm... là một câu chuyện, một tích xưa... được những người thợ tài hoa và gia chủ “kể” lại từ đôi tay khéo léo, ẩn ý của mình. Do đó, ẩn sâu trong mỗi ngôi nhà cổ còn là những gửi gắm về một cuộc sống thanh bình, an yên cho muôn đời con cháu sau này...

Hồi sinh nhà cổ

Những nét chạm chổ ấn tượng vẫn trường tồn qua thời gian từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân khi xưa

Hồi sinh nhà cổ

Kèo đỡ có chạm hình rồng tinh xảo trên chất liệu gỗ tốt nên vẫn rất sắc nét

Bấm đốt ngón tay, ông Nguyễn Sỹ Long, nguyên Chủ tịch Hội người cao tuổi xã, năm nay đã 87 tuổi, khẳng định: “Miếu của xã đã có hơn 800 năm nay, còn Đình Hùng Lô cũng được hơn 300 năm nay rồi, vậy những ngôi nhà của chúng tôi từ 100 đến vài trăm năm là điều dễ hiểu”. Ông Long dẫn chứng: Nếu tính từ thời kỳ xây ngôi Miếu hiện nằm trong khuôn viên Đình Hùng Lô thì làng cổ Hùng Lô có niên đại hơn 800 năm, thậm chí có trước cả Miếu.

Nhà cổ hiện tập trung chủ yếu ở khu 2 và 3, trong đó mật độ dầy nhất là ở khu 3 do nằm gần Đình, Miếu và chợ. Với hơn 300 năm tồn tại, Đình Hùng Lô cùng hệ thống nhà cổ là minh chứng rõ nét nhất cho bề dầy văn hoá kiến trúc và truyền thống quần tụ của người Hùng Lô hôm nay, Kẻ Xốm khi xưa...

Hồi sinh nhà cổ

Kèo, mái đều chạm trổ các tích xưa gắn với những câu chuyện về cuộc sống, con người với nhiều ẩn dụ lý thú và hấp dẫn khách tham quan...

Mỗi người dân là một hướng dẫn viên

Nhằm phát huy sự quý giá của những ngôi nhà cổ, làm hồi sinh cả giá trị về văn hoá và kiến trúc, người Hùng Lô, cụ thể là chính quyền xã và chủ nhân những ngôi nhà đã có nhiều cách làm hay, gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng để “tận thu” các nét văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc của quê hương. Đó là thường xuyên duy tu, tôn tạo, quy hoạch lại các ngôi nhà; tuyên truyền giữ gìn, bảo tồn các nét kiến trúc cổ, giữ gìn từng nếp nhà cổ trong tiến trình đô thị hoá mạnh mẽ để nhân lên giá trị của mỗi căn nhà trong xu thế phát triển hiện nay...

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Nhằm giữ gìn các giá trị của nhà cổ, xã cùng các đơn vị liên quan phát triển mạnh hoạt động du lịch cộng đồng, kết nối các tua du lịch đường sông lên Hùng Lô để du khách được tham quan nhà cổ, trải nghiệm hát Xoan và thăm làng nghề, chợ quê Hùng Lô. Thông tin thêm cho chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, có nhiều hộ đã mở dịch vụ homstay trong quần thể các ngôi nhà cổ để du khách lưu trú, trải nghiệm, có thêm hiểu biết về các ngôi nhà cổ. Đến đây, khách được ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình và hoà mình vào không khí cổ kính trong từng ngôi nhà, tìm hiểu thêm những nét kiến trúc, sinh hoạt văn hoá độc đáo còn được gìn giữ của người dân Kẻ Xốm xưa kia... Điều đặc biệt nhất, chính qua các hoạt động trải nghiệm, mỗi một người dân ở trong các ngôi nhà cổ đã tự mình làm hướng dẫn viên cho du khách gần xa, nhất là khách nước ngoài khi bằng những hiểu biết của mình, trao đổi, giới thiệu, hướng dẫn cho khách những nét văn hoá độc đáo riêng có...

Nhờ tập trung phát triển mạnh mẽ du lịch cộng đồng với nhiều cách làm hay, sáng tạo, trong đó phát huy tốt giá trị của các ngôi nhà cổ, hết tháng 12/2023, theo thống kê của UBND xã đã có hơn 12 ngàn lượt khách trong nước (179 đoàn) và 20 đoàn khách quốc tế (344 lượt khách từ Anh, Pháp, Hàn Quốc...) đến tham quan làng cổ, trải nghiệm các nét văn hoá riêng có của Hùng Lô.

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, để giữ gìn, phát huy tốt vốn quý của những ngôi nhà cổ, trước hết cần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường bảo tồn, giữ gìn các giá trị quý báu. Đặc biệt, chính người dân phải tự thấy trách nhiệm với việc giữ gìn, phát huy vốn cổ khi tham gia vào cùng chính quyền làm du lịch cộng đồng với phương châm “Cùng bảo tồn, cùng thụ hưởng và phát huy các giá trị văn hoá” để phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng.

Anh Nguyễn Ngọc Đa, con ông Nguyễn Hoàng Phúc đang trông giữ bàn thờ và trông nom ngôi nhà cổ trên 300 năm tuổi cho biết: "Trung bình một tháng nhà tôi có giỗ từ một đến hai lần, vì đây là ngôi nhà đã trải qua nhiều đời, các cụ đều là con trưởng. Do đó, không chỉ quyết tâm bảo tồn, gìn giữ cho con cháu mai sau mà mỗi chúng tôi cũng xác định là một hướng dẫn viên khi có khách, nhất là khách nước ngoài đến tham quan để từ đó giới thiệu về quê hương Hùng Lô và sự độc đáo của những ngôi nhà cổ mà chúng tôi đang ở, gìn giữ hôm nay.

Mỗi một nếp nhà cổ có giá trị riêng về thời gian và văn hoá. Trong đó, mỗi ngôi nhà đều ẩn chứa những nét văn hoá độc đáo của thiết kế, bảo tồn và không gian văn hoá gia đình của người Hùng Lô hàng trăm năm qua... nên rất cần được đầu tư, bảo tồn, gìn giữ; tuy nhiên quá trình đô thị hoá mạnh đã làm giảm quỹ đất, không gian sinh hoạt... cũng đặt ra nhiều nguy cơ cho sự tồn vong của hệ thống nhà cổ Hùng Lô.

Hồi sinh nhà cổ

Những ngôi nhà cổ luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước

Tại xã Hùng Lô, với quan điểm lấy du lịch cộng đồng làm nền tảng cho phát triển kinh tế làng nghề, trong đó có việc đưa du khách tham quan nhà cổ để quảng bá những nét văn hoá độc đáo của quê hương, đến nay xã đã có sáu sản phẩm OCOP, trong đó có những sản phẩm đang được đề nghị công nhận năm sao. Quảng bá tốt cho nhà cổ chính là động lực cho du lịch cộng đồng ở Hùng Lô phát triển, làm tiền đề cho các sản phẩm du lịch, OCOP của Hùng Lô vươn xa hơn nữa ở thị trường trong nước và quốc tế.

Nhà cổ - không chỉ là vốn văn hoá vật thể độc đáo, quý báu mà bao thế hệ người Hùng Lô đã gìn giữ, trao truyền qua hàng trăm năm nay, nó còn là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, ý thức giữ gìn nét đẹp văn hoá của các thế hệ đi trước nhằm phát huy, làm giầu hơn lên. Hồi sinh, làm sống lại những vốn quý của nhà cổ sẽ là động lực để Hùng Lô có thêm nguồn lực trong hành trình phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đất năng động và mầu mỡ ven dòng Lô Giang hùng vĩ thời gian tới...

Quốc Hội


Quốc Hội

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Người Mông dưới chân núi Củm Cò
2024-11-20 11:39:00

baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...

Về “xứ đào” Đất Tổ

Về “xứ đào” Đất Tổ
2024-01-25 14:16:00

baophutho.vn Cũng như các làng quê miền Bắc, Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc các làng nghề trồng hoa đào Đất Tổ hối hả, nhộn nhịp kẻ bán người mua, rộn...

Bánh chưng Đồng Cò

Bánh chưng Đồng Cò
2024-01-16 14:19:00

baophutho.vn Những ngày gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hộ kinh doanh của chị Nguyễn Thị Chín (khu 4, xã Bảo Thanh) lại tất bật với những nồi bánh chưng...

Chợ quê - Nơi lưu giữ hồn Việt

Chợ quê - Nơi lưu giữ hồn Việt
2024-01-14 07:34:00

baophutho.vn Kinh tế - xã hội phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở mỗi vùng quê với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, giữa dòng chảy hối hả của cuộc...

Ẩm thực đất cội nguồn

Ẩm thực đất cội nguồn
2024-01-11 14:31:00

baophutho.vn Song song với những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa ẩm thực đang được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển...

Liên kết để phát triển

Liên kết để phát triển
2024-01-10 14:10:00

baophutho.vn Liên kết là xu thế tất yếu trong phát triển du lịch, giúp mở rộng không gian, phát huy thế mạnh của các địa phương, hình thành sản phẩm du lịch...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long