{title}
{publish}
{head}
Với đa dạng loại hình, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật biểu diễn đương đại, nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội và không ít địa phương trong cả nước có nhiều tiềm năng và dư địa để khai thác, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc, có thể tạo nên sự bứt phá trong sân chơi công nghiệp văn hóa.
Trình diễn nghệ thuật hát múa Ải Lao tại tọa đàm về nghệ thuật truyền thống.
Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng cổ truyền, múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Không kén người xem như tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước được khách du lịch trong nước và ngoài nước yêu thích. Đáp ứng nhu cầu của công chúng, đưa nghệ thuật múa rối nước đến gần khán giả, các nhà hát, bảo tàng tập trung đổi mới không gian biểu diễn và nâng cao chất lượng các vở diễn.
Bên cạnh những tiết mục mang tính truyền thống, hiện nay múa rối nước có nhiều tiết mục hiện đại, hấp dẫn phục vụ nhu cầu và thị hiếu của nhiều đối tượng khán giả, góp phần lan tỏa giá trị của nghệ thuật biểu diễn này. Với lượng khách đông đảo, thường xuyên, Nhà hát Múa rối Thăng Long sáng đèn biểu diễn quanh năm phục vụ khán giả, là điểm đến hấp dẫn du khách.
Hoạt động lâu năm trong lĩnh vực múa rối, nghệ sĩ múa rối nước Chu Lượng nhìn nhận: “Múa rối nước là môn nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Việt Nam, là kết tinh văn hóa của người Việt. Nghệ thuật múa rối nước đã đi vào đời sống hiện đại, đi ra thế giới và trở thành sứ giả văn hóa”.
Thu hút nhiều bạn trẻ đam mê nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, Trung tâm Âm nhạc truyền thống Thăng Long do nghệ sĩ Vũ Văn Tuấn thành lập từ năm 2016 là địa chỉ chuyên đào tạo, giảng dạy về nhạc cụ truyền thống, kết nối nghệ nhân, nghệ sĩ với những người yêu âm nhạc truyền thống. Không chỉ giảng dạy về âm nhạc dân tộc, lớp học về hát chầu văn của trung tâm dưới sự dẫn dắt, truyền dạy của các nghệ nhân dân gian thu hút rất đông học viên, đặc biệt là người trẻ tham gia.
Bền bỉ giữ lửa đam mê với âm nhạc dân tộc, nghệ sĩ Vũ Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Âm nhạc truyền thống Thăng Long chia sẻ, với mong muốn gìn giữ và phát huy giá trị âm nhạc dân tộc, trung tâm thường xuyên tổ chức các cộng đồng học tập, đào tạo các lớp chầu văn, hát xẩm, đàn nguyệt, kết hợp Ban Quản lý phố cổ, đình Kim Ngân, Ô Quan Chưởng, phố đi bộ Trần Nhân Tông...; thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống, giới thiệu thể loại hát xẩm, hát văn, ca trù, đưa học viên tham gia giao lưu và trình diễn, đóng góp tích cực vào các hoạt động văn hóa của Thủ đô, tạo ra cơ hội cho công chúng tiếp cận nhạc cụ truyền thống. Những nỗ lực của trung tâm góp phần đào tạo thế hệ nghệ nhân mới, tăng cường sự gắn kết và yêu thích với nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Có giá trị độc đáo, gần như được bảo tồn nguyên vẹn, nghệ thuật hát múa Ải Lao là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội Gióng. Cho đến nay, hát múa Ải Lao vẫn giữ gìn được điệu hát, điệu múa cổ với lối hát và nhịp điệu độc đáo, ca từ mang ý nghĩa tâm linh và giá trị lịch sử sâu sắc. Năm 2016, nghệ thuật hát múa Ải Lao được ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Qua hơn 40 năm từ khi được khôi phục, tổ chức lại, loại hình nghệ thuật dân gian này đang gặp nhiều khó khăn trong bảo tồn, phát triển và truyền dạy. Di sản nghệ thuật này có ý nghĩa tâm linh rất cao, trong hát và múa Ải Lao có lớp lang văn hóa, câu chuyện lịch sử được đúc kết từ nhiều thế hệ, vì vậy, nếu trình diễn không đầy đủ số bài hát và hát không đầy đủ các câu, các đoạn sẽ làm mất đi tính thiêng và tính trang nghiêm của lễ hội.
Phường hát múa Ải Lao có khoảng 30 hội viên, đều là nam giới và đã cao tuổi. Nghệ nhân Ưu tú, Trưởng phường hát múa Ải Lao Nguyễn Trọng Hinh tâm tư: “Với trách nhiệm gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật ông cha để lại, các hội viên trong phường hát múa Ải Lao hoạt động hoàn toàn tự nguyện, kinh phí mua trang phục, nhạc cụ đều do các thành viên trong phường đóng góp mua sắm. Chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhất là của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để hát múa Ải Lao có điều kiện duy trì và phát triển. Các thành viên đa số đã cao tuổi nhưng vẫn chưa tìm được đội ngũ kế cận, bởi lớp trẻ ngày nay không mặn mà với nghệ thuật trình diễn này. Một vấn đề nữa, dù hoạt động lâu năm nhưng đến nay phường hát múa Ải Lao chưa có không gian sinh hoạt riêng”.
Với những vốn quý về di sản, những năm qua, thành phố Hà Nội có nhiều chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt có giá trị tiêu biểu và có nguy cơ mai một. Bà Bùi Thị Hương Thủy, Phó Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cộng đồng múa Ải Lao từng bước tư liệu hóa các tri thức, bài hát thông qua biên soạn sách, ghi âm, ghi hình.
Năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 23 quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Trong thời gian tới, phường hát múa Ải Lao sẽ được hoàn thiện câu lạc bộ cũng như có điều kiện tốt nhất để tập luyện, trao truyền thực hành nghệ thuật biểu diễn trong cộng đồng.
Điểm qua có thể thấy, chúng ta có nguồn tài nguyên phong phú từ di sản đến nghệ thuật truyền thống. Tiềm năng và thế mạnh của văn hóa dân gian chính là nguồn tư liệu dồi dào cho những người làm văn hóa nghệ thuật khai thác. Những năm gần đây, giới trẻ quan tâm và trân trọng các giá trị truyền thống.
Nhiều sản phẩm, dịch vụ đậm chất văn hóa đương đại được cộng đồng sáng tạo khai thác dựa trên yếu tố truyền thống, dân gian, bản sắc. Các sản phẩm mang tính ứng dụng như áo phông, áo dài, túi xách, giày dép, phụ kiện... được truyền cảm hứng sáng tạo từ nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, tranh dân gian trở thành món quà lưu niệm đối với du khách. Những sản phẩm mang vẻ đẹp hiện đại này đã góp phần quảng bá hình ảnh các di sản của Việt Nam, đưa văn hóa dân gian đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Hiện nay, nhiều đạo diễn, nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ như Nguyễn Xuân Lam, Hoàng Thùy Linh... đã có những thành công trong khai thác âm nhạc truyền thống, chất liệu dân gian trong các tác phẩm đương đại. Song song việc bảo tồn các giá trị đích thực, bản sắc của di sản, việc đổi mới sân khấu biểu diễn phù hợp thị hiếu giới trẻ, níu chân du khách đang góp phần quảng bá giá trị và nhận diện văn hóa Việt Nam, lan tỏa nghệ thuật truyền thống đến đông đảo công chúng, đưa văn hóa Việt Nam hội nhập quốc tế. Thế hệ trẻ là nguồn lực kế cận, tiếp nhận và tìm cách thức thể hiện để nghệ thuật dân gian hội nhập đời sống đương đại, tạo ra sự nhận biết về văn hóa Việt Nam.
Dồi dào nguồn lực, phong phú tài nguyên, nếu khai thác các giá trị riêng biệt của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, đây là “mỏ vàng” để khai thác, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa. Với một nền nghệ thuật biểu diễn có quá trình phát triển lâu dài, việc hình thành các trung tâm văn hóa sáng tạo phù hợp nhiều mục tiêu. Đây là môi trường đào tạo các lớp nghệ thuật biểu diễn truyền thống, quảng bá nghệ thuật đến công chúng trong nước và ở nước ngoài, vừa là điểm du lịch kết hợp học tập, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, cái thiếu hiện nay chính là sự bắt tay, kết hợp liên ngành để phát triển các dịch vụ liên quan đến nghệ thuật biểu diễn.
Chia sẻ góc nhìn thực tiễn, giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thu Thủy gợi ý: Di sản chỉ có thể sống được khi được sống trong đời sống đương đại. Hiện nay chúng ta đang thiếu sự kết nối giữa nghệ thuật biểu diễn-du lịch-giáo dục-cơ sở hạ tầng-giao thông để hình thành nên các gói sản phẩm phục vụ du khách.
Nếu ngành du lịch kết nối doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour, tuyến tham quan, các vở diễn phù hợp thị hiếu, du khách có thêm nhiều lựa chọn trải nghiệm thú vị trong thưởng thức biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Tương tự, sự kết hợp nghệ thuật biểu diễn bắt tay ngành giáo dục, đưa các môn nghệ thuật truyền thống vào các hoạt động tham quan, học tập, trải nghiệm tại bảo tàng sẽ khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật truyền thống trong tâm hồn trẻ thơ.
Việt Nam đang là điểm đến của các nhóm nhạc quốc tế nổi tiếng như Blackpink, Westlife... và từng bước trở thành nhà tổ chức các sự kiện nghệ thuật quốc tế. Hà Nội là thành phố sáng tạo trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Trong cả nước, chúng ta đã có nhiều tiết mục biểu diễn thực cảnh gây tiếng vang như Tinh hoa Bắc Bộ, Ký ức Hội An, xiếc tre À ố show...
Cùng với việc xây dựng, phát triển những câu lạc bộ, mô hình nghệ thuật trình diễn, kết nối các không gian sáng tạo tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật như Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, Trung tâm Âm nhạc truyền thống Thăng Long..., chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ để có một tổ hợp vui chơi giải trí nghệ thuật quy mô, trong đó có sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống với những sản phẩm đặc sắc, góp phần khơi thông tiềm năng giàu có của các loại hình.
Nếu Hà Nội và các địa phương trong cả nước biết khai thác các cơ sở công nghiệp cũ trở thành một địa điểm - nơi nhiều loại hình nghệ thuật gặp gỡ nhau, trong đó đầu tư xây dựng nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm chủ lực, nhiều tiện ích giải trí đi kèm như vui chơi, trải nghiệm ẩm thực, mua sắm, thực hành workshop, du khách và người dân địa phương có thêm lựa chọn làm phong phú đời sống tinh thần, thụ hưởng các giá trị văn hóa, đồng thời tạo ra nhiều giá trị và cơ hội cho thành phố.
Từ những gợi ý nêu trên, cần có cơ chế, chính sách thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các cộng đồng và nhóm nghệ sĩ, nghệ nhân; đầu tư về cơ sở vật chất cũng như cơ chế phối hợp liên ngành, kết nối các nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả nghệ thuật truyền thống trong phát triển du lịch, văn hóa... nhằm giúp các loại hình nghệ thuật truyền thống có thể phát huy được thế mạnh trong phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo.
Theo nhandan.vn
baophutho.vn Ngày 10/9, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2024.
baophutho.vn Hội Văn nghệ dân gian (VNDG) tỉnh hiện có tổng số 216 hội viên sinh hoạt tại 10 Chi hội cơ sở. Phát huy truyền thống Hội VNDG Đất Tổ, trong...
baophutho.vn Tối 9/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức liên hoan “Vũ điệu công nhân” lần thứ nhất - năm 2023 chào mừng thành công Đại hội XIII Công...
baophutho.vn Ngày 7/12 (tức ngày 25 tháng 10 âm lịch) tại Di tích Quốc gia Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) đã diễn ra lễ giỗ Đức Thánh Mẫu...
baophutho.vn Sau khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Tiến Vinh về quê nhà khu 3, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba sinh sống. Vốn nặng lòng với quê hương nên sau khi nghỉ...
Vượt qua nhiều ứng viên nặng ký là Ai Cập, Hy Lạp, Nhật Bản, UAE, Brazil và Armenia, Việt Nam lần thứ 4 đón nhận giải thưởng danh giá Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới.
baophutho.vn Ngày 3/12, UBND xã Cao Xá, huyện Lâm Thao tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh nhà thờ họ Quách Dương Khê.
baophutho.vn Mang trên mình sứ mệnh kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nhiều người trẻ hiện nay đã và đang góp phần quan trọng trong việc lan...
baophutho.vn Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Thái Bình phối hợp với Khoa các khoa học liên ngành, Đại...
baophutho.vn Nhân dịp Kỷ niệm 78 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2023) và 18...
Ngày 21/11, tại Đại hội đồng UNESCO lần 42 thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân Văn hóa và Sự kiện Lịch sử niên khóa 2024-2025," trong đó có Đại Danh y Lê...
baophutho.vn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 36 di...