{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm tín dụng đen truyền thống đã kết hợp với công nghệ, biến tướng dưới dạng các cơ sở kinh doanh cầm đồ, doanh nghiệp kinh doanh tài chính hoặc lợi dụng nhu cầu “vay nóng” của người dân để chủ động lôi kéo cho vay với thủ tục nhanh chóng, đơn giản, không cần thế chấp.
Mánh lới hoạt động của “tín dụng đen”
Với thủ đoạn thành lập doanh nghiệp gồm công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật để mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi sau đó các đối tượng đã gọi điện, nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản. Hoạt động “tín dụng đen” thường gắn với các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản... gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận người dân có nhu cầu cấp bách về chi tiêu hoặc vướng vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá độ nhưng không có việc làm ổn định, không có tài sản thế chấp hoặc nhu cầu vay chưa hợp lý, không chính đáng, không chứng minh được mục đích sử dụng vốn hợp pháp nên khó khăn trong việc vay vốn từ hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng chính thống. Trong khi đó các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường lợi dụng nhu cầu “vay nóng” của người dân để chủ động lôi kéo cho vay với thủ tục nhanh chóng, đơn giản, không cần thế chấp hoặc chỉ cần các loại giấy tờ cá nhân như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên hoặc thẻ căn cước công dân...
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh triển khai nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.
Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” ngày càng phức tạp, ngày 10/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 4988/UBND-NCKS về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, yêu cầu Công an tỉnh chủ động nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng nhằm hạn chế các đối tượng tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê; phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật từ “tín dụng đen”. Đồng thời, tập trung lực lượng đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng, lợi dụng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho vay tài chính vi phạm pháp luật.
Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, lực lượng Công an tỉnh đã chủ động nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng; rà soát, lên danh sách các ổ nhóm, đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến “tín dụng đen” đồng thời mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, triệt xoá ổ nhóm tội phạm. Bên cạnh đó, để tấn công từ xa, Công an tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, công an các tỉnh, thành phố và các ngành liên quan đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với loại tội phạm này, kết hợp với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm liên quan đến hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, hoạt động “tín dụng đen”.
Kiên quyết đấu tranh, xử lý
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 2.000 cơ sở kinh doanh có điều kiện, trong đó có 197 cơ sở kinh doanh cầm đồ, dịch vụ tài chính trên địa bàn (100% hoạt động có giấy phép). Những cơ sở kinh doanh cầm đồ, dịch vụ tài chính trên đều đã đã được lực lượng Công an phối hợp với các sở ban ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, ký cam kết không tham gia vào hoạt động “tín dụng đen”. Kiên quyết không để tồn tại hoạt động kinh doanh dịch vụ kinh doanh cầm đồ, dịch vụ tài chính không phép trên địa bàn.
Các đối tượng trong ổ nhóm cho vay nặng lãi tại thị xã Phú Thọ khai báo tại cơ quan điều tra.
Trong 5 năm qua, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện 50 vụ/75 đối tượng hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”. Trong đó khởi tố 50 vụ/62 bị can về 7 tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, xử lý hành chính 13 đối tượng, chứng minh số tiền các đối tượng cho vay gần 36,9 tỷ đồng, số tiền thu lời bất chính hơn 7,3 tỷ đồng. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân 2 cấp đã thụ lý 37 vụ/59 bị cáo, đã xét xử 34 vụ/56 bị cáo về tội “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã được 3 ngành Công an, Kiểm sát, Toà án phối hợp thống nhất, kịp thời, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, Thượng tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó trưởng Công an huyện Phù Ninh cho rằng: Hiện nay tình hình kinh tế, lao động việc làm gặp nhiều khó khăn, cùng với nhu cầu tài chính trong Nhân dân tăng cao, vì vậy hoạt động tội phạm tín dụng đen còn phức tạp, đồng thời sẽ phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ tín dụng đen, vay mượn dân sự. Các đối tượng hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh dịch vụ tài chính tiếp tục “núp bóng” dưới các hình thức, các ổ nhóm hoạt động tín dụng đen lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để hoạt động. Đây cũng là khó khăn cho lực lượng công an khi kiểm tra, rà soát bởi các đối tượng sẽ thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý.
Thời gian tới, lực lượng công an tiếp tục chủ động phối hợp các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến các hoạt động cho vay trong giao dịch dân sự; thông báo những phương thức, thủ đoạn cho vay lãi nặng, lừa đảo thông qua huy động vốn tự phát với lãi suất cao bất thường, các hành vi đòi nợ trái pháp luật, những hậu quả của “tín dụng đen”... để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chấp hành nghiêm quy định pháp luật. Bên cạnh đó làm tốt công tác xây dựng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và thực hiện kế hoạch chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2021-2025.
Toàn tỉnh củng cố, nhân rộng các mô hình, tổ chức quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý triệt để những nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, không để hình thành các ổ nhóm, địa bàn phức tạp hoặc phát sinh các vấn đề phức tạp về trật tự xã hội.
Ngọc Hà
Hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, Nhân dân xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu chung sức, đồng lòng cùng...
baophutho.vn Ngày 19/11, tại Công ty CP Tập đoàn Bao bì Avestar (CCN Hợp Hải, huyện Lâm Thao), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát...
baophutho.vn Ngày 7/5, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức cho bộ đội xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ....
baophutho.vn Mới đây, tại xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đồn Biên phòng Thu Lũm phối hợp với Hội LHPN huyện Lâm Thao tổ chức hội nghị sơ kết...
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Hải quân, từ ngày 18/4 đến 7/5, Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
baophutho.vn Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng,...
baophutho.vn Ngày 7/5/1955 trở thành mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam. Phát huy truyền thống 69 năm xây dựng, chiến...
baophutho.vn Tập 5: Hôm qua - Hôm nay - Mai sau
Tập 4: Âm vang, hào khí Điện Biên
Sau gần 6 năm triển khai, mô hình phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ gia đình ở khu vực biên giới phát triển kinh tế của BĐBP Nghệ An đã mang lại hiệu quả...
Tập 3: Trên tuyến lửa huyền thoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các...