
{title}
{publish}
{head}
Mong ước của người dân khu Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn đã thành hiện thực. Hạ tầng các hạng mục ở xóm mới dần được hoàn thiện khang trang, sạch đẹp, đảm bảo an toàn. Cuộc sống của người dân bước sang một trang mới, không còn những tháng ngày lo sợ sạt lở, lũ ống, lũ quét nữa.
Hạ tầng Khu Nhàng đang dần được hoàn thiện
Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, người dân xóm Nhàng (trước đây) đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động trong phát triển kinh tế. Xóm có 100% là người dân tộc Mường. Đời sống của bà con hiện đã khá hơn rất nhiều, không còn nhà nào phải lo chạy ăn từng bữa trong những ngày giáp hạt.
Tuy nhiên, năm 2018, do ảnh hưởng của mưa lũ năm đã làm cho đồi Nhàng- nơi bà con sinh sống có vết nứt ngang dài 100m, rộng 70m. Đặc biệt, sau cơn bão số 3 (Yagi), đồi Nhàng xuất hiện thêm 3 điểm sạt trượt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến các hộ dân đang sinh sống ở dưới chân đồi. Theo đó, khu Nhàng, xã Kim Thượng có 63 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao phải di dời khẩn cấp.
Lãnh đạo huyện Tân Sơn kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khu Nhàng mới
Trước diễn biến thiên tai phức tạp, khó lường, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân, ngày 2/10/2024, Thường trực Huyện ủy Tân Sơn đã tổ chức họp để nghe UBND huyện báo cáo kế hoạch triển khai di dời cấp bách các hộ dân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xóm Nhàng.
Với quan điểm “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, quyết tâm triển khai xong trong quý I năm 2025. Lãnh đạo huyện yêu cầu: Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm của người dân, tránh trông chờ, ỷ lại. Huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng bằng tinh thần, công sức, vật lực, các nguồn lực khác nhau để thực hiện dự án di dời. Giao Uỷ ban MTTQ huyện tính toán toàn bộ nguồn lực cả trong và ngoài huyện hỗ trợ các hộ dân; phương án hỗ trợ theo từng đối tượng, tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cùng với đó, để giải quyết nơi ở ổn định các hộ dân có nguy cơ sạt lở, UBND tỉnh đã ra quyết định xây dựng khu tái định cư trên khuôn viên rộng gần 5ha, chỗ ở mới được xây dựng cách chỗ cũ khoảng 1km tại Khú Môn (xóm Nhàng, xã Kim Thượng). Công trình được khởi công cuối năm 2022 có tổng mức đầu tư trên 34,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...”.
Những ngôi nhà đang dần được hoàn thiện
Tính đến hết ngày 10/3/2025, Ban Vận động cứu trợ huyện Tân Sơn đã xin ý kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ 63 hộ dân được bố trí, ổn định dân cư khẩn cấp vùng thiên tai khu Nhàng, xã Kim Thượng. Theo đó, mức hỗ trợ 200 triệu đồng/căn nhà đối với 21 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn (đã bao gồm cả nguồn hỗ trợ có địa chỉ), 100 triệu đồng/căn nhà đối với 42 hộ còn lại...
Chúng tôi đến khu tái định cư Nhàng mới vào những ngày giữa tháng 3 cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ công trình của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Toản, nhận thấy một không khí rất nhộn nhịp, khẩn trương như một đại công trường. Sau khi thăm hỏi động viên người dân ở đây, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã có những ý kiến chỉ đạo trực tiếp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như tâm tư, nguyện vọng của người dân cùng với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để người dân được vay vốn ngân hàng, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Niềm vui của những người dân khi được về khu Nhàng mới
Đồng chí Nguyễn Xuân Toản - Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: Để người dân có nơi ở mới an toàn, huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai xóm Nhàng. Dự án hoàn thành sẽ giải quyết chỗ ở cho 63 hộ với trên 200 nhân khẩu. Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay hạ tầng của khu tái định cư đã được hoàn thiện trên 95%. Đây là việc làm ý nghĩa, góp phần hỗ trợ các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn có ngôi nhà mới để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, sớm vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh căn nhà mới đang được hoàn thiện, chị Đinh Thị Tâm - là một trong những hộ dân phải di dời phấn khởi chia sẻ: “Trước kia gia đình tôi ở vào khu nguy cơ bị sạt lở, cũng rất lo sợ mỗi khi mưa lũ về. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, địa phương hỗ trợ gia đình tôi đã chuyển vào khu nhà mới, không phải nơm nớp lo sợ, giờ đây tôi yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng địa phương ngày càng phát triển”.
Chị Đinh Thị Tâm - là một trong những hộ dân phải di dời phấn khởi bên ngôi nhà mới xây
Anh Phùng Văn Lịu là hộ dân được vay vốn để làm nhà ở khu mới đang tự tay xây trụ cổng nhà cho biết: Gia đình tôi cũng rất may mắn được huyện, chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn làm nhà, được ở trong căn nhà mới tôi rất vui và phấn khởi và yên tâm.
Anh Phùng Văn Lịu là hộ dân được vay vốn để làm nhà ở khu mới đang tự tay cầm những viên gạch mới để xây trụ cổng
Rời khỏi vùng đất có nguy cơ bị sạt lở, hơn 64 hộ dân (trong đó có một hộ bị mất toàn bộ nhà cửa do sạt lở) ở khu Nhàng đã chuyển đến khu tái định cư mới do tỉnh bố trí xây dựng. Những căn nhà mới khang trang với thiết kế truyền thống kết hợp hiện đại đang được người dân gấp rút hoàn thành.
Con đường dẫn vào khu Nhàng mới đã được hoàn thiện bằng bê tông dài hơn 2km
Nhìn từ xa, con đường dẫn vào khu Nhàng mới đã được hoàn thiện bằng bê tông dài hơn 2km như dải lụa nhỏ, chạy quanh ôm lấy sườn đồi, những mái nhà sàn sát nhau được thiết kế theo hướng hiện đại nhưng vẫn phù hợp với truyền thống của người dân địa phương, cùng với những vạt cây xanh mướt trên đồi như những gam màu tươi sáng của một cuộc sống mới...
Đến thời điểm này, công trình khu Nhàng mới đã được hoàn thiện tất cả các hạng mục. Với sự vào cuộc quyết tâm của huyện và chính quyền địa phương, phấn đấu đến ngày 10/4 hoàn thành nhà cho 63 hộ và sẽ tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 này.
Đinh Tú
Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân...
Không được sử dụng thường xuyên, trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số dần biến đổi, thậm chí biến mất khỏi cộng đồng. Nhằm đưa trang phục truyền thống của các dân tộc...
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ...
Sơn Dương là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang, chiếm gần 50% dân số. Việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của...
Dân số dân tộc Chăm ở Việt Nam khoảng gần 180.000 người, chiếm chưa đến 1% dân số cả nước. Tuy dân số ít, nhưng dân tộc Chăm có nền văn hóa vô cùng rực rỡ với hệ thống công...
Thôn Suôi Thầu thuộc thị trấn Cốc Pài, tỉnh hà Giang là điểm du lịch tiềm năng với những lợi thế độc đáo về cảnh quan, văn hóa và lễ hội truyền thống. Thảo nguyên Suôi Thầu là...
Dân tộc Vân Kiều ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có những bài thuốc gia truyền đặc biệt trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, nghệ nhân lớn tuổi dần...
Không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, là thông điệp của quá khứ để lại cho hiện...
Mặc dù ngày nay nước máy đã được dẫn về từng buôn, song người M“nông Gar (nhóm địa phương thuộc dân tộc M”nông) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy nước từ bến nước về chế rượu cần...
Khác với nhà dài truyền thống của người Ê Đê, Mnông trong vùng, ngôi nhà cổ hơn 140 năm ở Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, 3...
baophutho.vn Thanh Sơn là huyện miền núi, nằm ở phía Nam của tỉnh, nơi cư trú của 32 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm 60% dân số. Những năm qua,...
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng không chỉ về cảnh đẹp tự nhiên mà còn về ẩm thực đặc trưng và phong phú. Với vị trí giáp biên giới Trung Quốc, ẩm...