Cập nhật:  GMT+7

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới

Đóng vai trò quan trọng như một “công cụ” quản lý và định hướng, do đó quy hoạch luôn “đi trước mở đường” để dẫn dắt quá trình phát triển. Đặc biệt, quy hoạch tốt với tầm nhìn chiến lược sẽ là nền tảng cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Việc hoàn thiện và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là tiền đề, điều kiện đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới cho Phú Thọ trong tiến trình phát triển của tỉnh và đất nước…

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới

Thành phố Việt Trì được quy hoạch, đầu tư xây dựng ngày càng hiện đại, văn minh.

Phát triển hài hòa, hiệu quả và bền vững

Thực hiện Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, nhân lực của tỉnh được khai thác hiệu quả, thể hiện qua nhiều chỉ tiêu. Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,68%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (6,21%/năm); quy mô GRDP năm 2020 đạt trên 75,3 nghìn tỉ đồng (tăng 3,42 lần so với năm 2010), GRDP bình quân đầu người đạt 50,8 triệu đồng/người (theo giá hiện hành); cơ cấu GRDP dịch chuyển theo hướng tích cực sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn; văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng - an ninh được bảo đảm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi, Quy hoạch cũ cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: Quy hoạch tổng thể có một số định hướng chưa sát, tầm nhìn của một số dự án quy hoạch và lĩnh vực kinh tế còn hạn hẹp, không theo kịp tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị. Đặc biệt, các kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, dư địa để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vẫn còn khá lớn.

Mặt khác, quá trình thực hiện quy hoạch tổng thể cũ cho thấy Phú Thọ đang và sẽ phải đối diện với một số thách thức như: Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, công nghệ cao, có sức lan tỏa mạnh, các dự án đầu tư đang triển khai chủ yếu là gia công, lắp ráp, khai khoáng, thâm dụng lao động, biểu hiện của nền kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, giá trị gia tăng thấp...

Bối cảnh mới trong nước và quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn phát triển mới. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách mới được Đại hội XIII của Đảng thông qua và việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 của Quốc hội với tinh thần định hướng, kiến tạo các động lực, không gian phát triển, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp Quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, khắc phục những bất cập mà quy hoạch cũ, phương pháp cũ đã bộc lộ thời gian qua.

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nước ta đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số... Đồng thời, cũng là giai đoạn các Hiệp định tự do thương mại (FTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)...; chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn vừa là những yếu tố quan trọng thúc đẩy cũng như tác động lớn đến chính sách thương mại, đầu tư của các quốc gia... Để Phú Thọ tiếp tục khai thác hiệu quả hơn nữa vị trí địa kinh tế - chính trị, phát huy thế mạnh đặc thù, tận dụng thời cơ trong giai đoạn mới, nhằm phát triển nhanh và bền vững hơn cần thiết phải xây dựng các phương án phát triển mới cho tỉnh trong thời gian tới.

Theo đồng chí Trịnh Thế Truyền- TUV, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), xác định việc xây dựng Quy hoạch là cơ hội cho tỉnh đánh giá lại, sắp xếp lại không gian phát triển, tạo cơ hội mới, động lực mới, xung lực mới mang tính đột phá, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017, Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 09/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt lập nhiệm vụ Quy hoạch tỉnh Phú Thọ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên làm việc với Sở KH&ĐT, các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị, đơn vị tư vấn về công tác lập Quy hoạch tỉnh.

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, sự vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, địa phương, sau hơn một năm, bản quy hoạch được hoàn thành. Trong bức tranh quy hoạch mới đã sắp xếp lại những mảng màu kinh tế - xã hội không hợp lý trước đây, tạo nên những mảng màu mới, đậm nét trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh và các điều kiện tự nhiên của tỉnh. Bức tranh phát triển kinh tế - xã hội được bố trí cân xứng, hài hòa cả trong tỉnh và khu vực nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả, bền vững, tạo ra những nét riêng có của Phú Thọ.

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới

Nhiều tuyến đường mới mở góp phần tạo quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, kết nối Phú Thọ với vùng Thủ đô và khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Tạo bứt phá từ quy hoạch

Trao đổi với báo giới tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Hà Nội vào cuối tháng Hai vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương - Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhấn mạnh: Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch được lập theo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022.

Trên cơ sở hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch tỉnh Phú Thọ đã làm rõ được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, vị trí của tỉnh đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; tổ chức, phân bố không gian, cơ cấu lại các ngành kinh tế, các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển cơ bản phù hợp, phát huy tốt khả năng, cơ hội liên kết của tỉnh với vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, nhất là liên kết phát triển kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, bảo đảm quốc phòng - an ninh, kết nối và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội…

Quá trình triển khai lập quy hoạch, Sở KH&ĐT (cơ quan chủ trì) cùng các sở, ngành phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, thu thập thông tin; xây dựng báo cáo tổng hợp và 25 báo cáo đề xuất tích hợp của các sở, ngành cùng 13 báo cáo của UBND các huyện, thành, thị; xin ý kiến 13 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, hai địa phương lân cận là tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, bảy chuyên gia đầu ngành; báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tỉnh cũng đã phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức hai hội nghị tham vấn về Quy hoạch tỉnh và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xin ý kiến 20 bộ, ngành Trung ương trước khi trình Hội đồng thẩm định quốc gia.

Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý, UBND tỉnh đã tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Hội đồng thẩm định Quy hoạch quốc gia thông qua cuối tháng Hai năm 2022 với tỉ lệ 26/26 phiếu (100%). Đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030, mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

Theo đó, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Phú Thọ xác định năm quan điểm phát triển là: Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Đất Tổ cội nguồn dân tộc; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với tăng trưởng xanh, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn làm yếu tố then chốt để đảm bảo phát triển bền vững; thực hiện cơ cấu các ngành sản xuất, chuyển đổi mô hình phát triển theo chiều sâu, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ, du lịch trọng điểm; phát huy tối đa nhân tố con người, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng- an ninh…

Để hiện thực hóa các mục tiêu được nêu trong Quy hoạch, Phú Thọ xác định ưu tiên phát triển một trung tâm (đô thị trung tâm Việt Trì), hai trục (hai hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây), ba đột phá phát triển, bốn nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, ba đột phá cần tập trung thực hiện là: Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt (giao thông liên vùng, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đô thị và dịch vụ); phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương.

Bốn nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh xác định là: Phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ và du lịch; thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút, quản lý đầu tư; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực: Du lịch, khám chữa bệnh, giáo dục - đào tạo, thương mại, logistics.

Có thể nói, quy hoạch mới đã mở ra nhiều không gian phát triển toàn diện cho cả công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, dịch vụ. Đặc biệt, với phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, luôn nhất quán quan điểm: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với tăng trưởng xanh, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn làm yếu tố then chốt để đảm bảo phát triển bền vững… việc hoàn thiện và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là tiền đề, điều kiện đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới cho Phú Thọ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước…

Đinh Vũ


Đinh Vũ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng

Đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
2023-04-03 16:31:00

baophutho.vn Năm 2023, theo dự báo, nắng nóng cục bộ sẽ xảy ra từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8. Công suất tiêu thụ điện thời điểm tối đa dự kiến đạt 1.150MW...

Phú Thọ thu hút 190 dự án FDI

Phú Thọ thu hút 190 dự án FDI
2023-04-03 11:22:00

baophutho.vn Đến hết năm 2022, Phú Thọ đã có gần 190 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,9 tỷ USD. Phú Thọ đã có những đối tác đầu tư...

Giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư

Giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư
2023-04-03 07:51:00

baophutho.vn Cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ đất sạch luôn được thị xã...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long