Cập nhật:  GMT+7

“Đất lạ hóa quê hương”

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”

Như cây một cội, như con một nhà. Không phân biệt ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, phong tục tập quán, dù là miền xuôi hay miền ngược, dân tộc thiểu số hay người Kinh, dân bản địa hay người di cư..., hơn 1,4 triệu cư dân với 34 dân tộc anh em sinh sống trên quê hương Đất Tổ hôm nay luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quê hương giàu đẹp, thanh bình. Khối đại đoàn kết dân tộc được luyện rèn, thử thách qua bao biến cố thăng trầm càng trở nên bền chặt, nhân lên niềm tin, sức mạnh, tạo nên những “trái ngọt” trên đất “khai hoang” năm xưa...

Ngày vui trên quê mới

Đã qua rồi những ngày tháng gian khó, nhọc nhằn buổi đầu khai sơn lập xóm. Bản hạ sơn, xóm khai hoang trên khắp các vùng quê Đất Tổ đã và đang vươn mình trong diện mạo mới: Trù phú, thanh bình. Cuộc sống của người di cư trên quê hương mới ngày càng sung túc, đủ đầy.

Tuổi cao, trí nhớ suy giảm, bà Phùng Thị Minh (80 tuổi, khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng - thế hệ người Dao hạ sơn thời kỳ đầu) không thể nhớ được mình đã trải qua bao mùa đói, khi còn theo gia đình du canh du cư trên những vạt rừng đèo heo hút gió trên đỉnh núi. Nhưng những mùa no, mùa ấm gần đây thì bà nhớ lắm. Bà bảo: “Có mơ tôi cũng không tin nổi có ngày được ở trong ngôi nhà gỗ chắc chắn, được ăn cơm gạo trắng đến no bụng và được thấy lũ trẻ con, cháu mình ê a đọc chữ vang khắp xóm như bây giờ”.

Niềm vui của bà Minh cũng là tâm trạng chung của những người Dao hạ sơn về thành lập xã Nga Hoàng 55 năm trước. Đất không phụ công người. Sau nhiều thập kỷ cùng chính quyền nỗ lực xây dựng và phát triển vùng đất mới, cuộc sống của người dân Nga Hoàng giờ đã thu về trái ngọt. Từ chỗ thiếu đói, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây, lương thực làm ra không chỉ đủ cung cấp cho người dân trong xã mà còn trở thành hàng hóa giao thương khắp các vùng lân cận.

Năm 2018, Nga Hoàng được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao với thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm còn 7,14%. Trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho người dân. Văn hóa truyền thống các dân tộc Dao, Mường được chú trọng gìn giữ, phát huy.

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Diện mạo nông thôn xã Võ Miếu ngày càng khởi sắc.

Không chỉ là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên thoát nghèo, khu Hà Biên (xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn), nơi sinh sống của đồng bào Hà Nam lên khai hoang làm kinh tế mới còn là điển hình tiêu biểu trong việc phát huy tinh thần chủ thể, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Sơn.

Năm 2001, khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, huyện phân bổ về các xã. Đảng ủy, chính quyền xã Võ Miếu tổ chức cuộc họp lấy ý kiến, ưu tiên các khu dân cư tự nguyện tiên phong đăng ký, song lúc ấy đời sống bà con ở xã còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhiều khu không dám đứng ra nhận hỗ trợ.

Ông Trần Duy Đính – Trưởng khu đã đại diện bà con Hà Biên mạnh dạn đăng ký nhận làm đường. Các hộ trong khu đã thống nhất tự nguyện đóng góp mỗi hộ 1m3 sỏi, 0,5m3 cát, trị giá khoảng 500 nghìn đồng/hộ và ngày công xây dựng. Thời điểm bấy giờ, đây là khoản chi phí lớn so với mức sống của bà con trong xã. Từ tinh thần đoàn kết, chung sức vì mục tiêu chung, tuyến đường bê tông thẳng tắp dài 1,6km đã hoàn thành trong sự trầm trồ, tấm tắc khen ngợi của bà con trong xã. Hà Biên trở thành khu dân cư đầu tiên của huyện Thanh Sơn hoàn thành cứng hóa đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tạo tiền lệ tốt đẹp cho các khu dân cư học tập, làm theo..

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Đồng chí Nguyễn Đình Hiểm - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Lập,

Ông Nguyễn Đình Hiểm - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Lập, người đã trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách định canh định cư thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước, khẳng định: “Chủ trương xây dựng kinh tế mới đã mang đến diện mạo mới tươi sáng hơn cho những xã vùng cao. Các dân tộc đã liên kết, nương tựa, nâng đỡ, giúp nhau cùng phát triển. Cơ bản hoàn thành trên phạm vi cả nước từ năm 2013, chính sách về định canh định cư tiếp tục bước sang giai đoạn mới. Từ giải quyết vấn đề căn bản sang mở rộng hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội, tạo sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách cụ thể, thiết thực hướng về đồng bào khu vực miền núi như Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững) và các chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo nên cuộc cách mạng “di dân- khẩn hoang- lập nghiệp” mang lại hiệu quả tích cực...”.

“Đất lạ hóa quê hương” những người di cư đến Phú Thọ đã đồng cam cộng khổ, góp công sức cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương. Nhờ đó, từ một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém; công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển chậm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đến nay, kinh tế của Phú Thọ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân trung của cả nước, năm sau cao hơn năm trước. Phú Thọ nằm trong nhóm 15 địa phương có tốc độ tăng khá của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong 6 tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế- xã hội của tỉnh vẫn có những bước tiến vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,16%, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 21,5 nghìn tỷ đồng... Thực tế đã chứng minh, chính truyền thống đoàn kết là cội nguồn sức mạnh, nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ để Phú Thọ vươn lên phát triển bền vững.

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Đồng bào các dân tộc trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn.

Nguồn lực mạnh, mục tiêu lớn

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã minh chứng đại đoàn kết dân tộc luôn là truyền thống quý báu, nguồn lực mang sức mạnh vô tận của dân tộc Việt Nam. Tài sản vô giá này ngày càng được giữ gìn, phát huy hiệu quả trong thời đại Hồ Chí Minh với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Đảng và Nhà nước.

Trong đó, cuộc vận động định canh định cư, vận động Nhân dân các tỉnh miền xuôi lên xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc là một minh chứng tiêu biểu, đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần kiến thiết đất nước, tạo cuộc cách mạng trong tư tưởng, suy nghĩ và hành động đông đảo cư dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thắt chặt sợi dây cố kết, xóa dần khoảng cách giữa các vùng miền, đưa cộng đồng các dân tộc xích lại gần nhau.

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Cầu sông Bần bắc qua sông Dân là một trong các hạng mục dự án đường 316C được đầu tư sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4/2014.

Tròn 10 năm trước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn) đã vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm. Trong chuyến công tác này, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong xã, chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc tại địa phương.

Được gặp gỡ, nói chuyện với Tổng Bí thư ngày hôm ấy, ông Trần Duy Đính - Bí Thư Chi bộ, Trưởng khu Hà Biên kể lại: “Tổng Bí thư trò chuyện, tâm tình, nhắc nhở chính quyền và bà con rất nhiều, nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với lời căn dặn: “Trên dải đất Việt Nam, 54 đồng bào dân tộc đều là anh em, cần gắn bó, chung tay xây đắp khối đại đoàn kết, phát huy truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.

Lời căn dặn của Tổng Bí thư tại xã Võ Miếu cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đồng thời là mục tiêu lớn mà Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc sinh sống trên quê hương Đất Tổ quyết tâm thực hiện, phấn đấu hoàn thành thắng lợi. Hơn 20 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Phú Thọ đã có những bước tiến vững chắc trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đưa miền núi tiến gần miền xuôi.

Đồng chí Nguyễn Hải – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: "Phú Thọ hiện có khoảng 1,4 triệu người với 34 dân tộc anh em chung sống. Những năm qua, người dân Phú Thọ luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quê hương giàu đẹp. Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực, cụ thể, đồng bào các dân tộc trên khắp các bản làng Đất Tổ đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, nỗ lực vượt khó, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn".

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Tuyến đường giao thông nông thôn tại khu 4 xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập được đầu tư theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm vừa qua, Nhân dân trong tỉnh đã hiến trên 4 triệu m2 đất, tài sản trên đất phục vụ mở rộng đường liên thôn, liên xã, đường nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; đóng góp trên 368,5 tỷ đồng, 570.538 ngày công mở rộng khuôn viên, mua sắm thiết bị nhà văn hóa khu dân cư, sân chơi thể thao, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa... Nhờ đó, diện mạo kinh tế-xã hội trên các vùng quê ngày càng khởi sắc. Chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,49%.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế toàn diện, tạo sự bứt phá về tốc độ và chất lượng tăng trưởng, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng dân tộc, các xã miền núi với đồng bằng, trung du.

Cùng với đó, triển khai hiệu quả các chương trình chính sách của Đảng, Nhà nước về phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”Đồng bào Mường ở bản Ú, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn tích cực tham gia phát triển kinh tế xây dựng đời sống mới.

MTTQ tỉnh phối hợp các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc...”.

Kết quả thực tiễn luôn là thước đo chính xác nhất cho mọi chủ trương, đường lối, chính sách được thực thi. Cuộc sống mới tốt đẹp hơn đã và đang hiện hữu trên các bản hạ sơn, xóm khai hoang cũng như khắp các làng quê Đất Tổ là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đã và đang được triển khai hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực. Với nguồn sức mạnh vô tận này, mục tiêu lớn trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đất Tổ sẽ sớm thành hiện thực.

Tin liên quan:
  • Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”
    Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới

    Thời gian đã phủ mờ, xóa nhòa nhiều kỷ niệm, sự kiện, nhưng đối với những người di cư, tình cảm nồng hậu với những nghĩa cử mang nặng tình đồng bào cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của chính quyền, người dân mộc mạc, chất phác nơi núi rừng hoang vu trên đất Trung du năm xưa thì chẳng thể nào phai nhạt trong tâm trí. Qua thời gian, nghĩa tình đồng bào ngày càng gắn kết sâu nặng, bền chặt trong nỗ lực chung tay góp sức thực hiện mục tiêu chung: Xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn...

  • Kỳ 3: “Trái ngọt” từ đất “khai hoang”
    “Đất lạ hóa quê hương”

    Phú Thọ - đất cội nguồn dân tộc Việt, có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đất lành chim đậu, xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều cư dân khắp các vùng miền về Phú Thọ an cư lạc nghiệp, từ những gia đình đơn lẻ, tự phát đến các đoàn di dân làm kinh tế mới theo chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.

Nhóm PV Chuyên đề


Nhóm PV Chuyên đề

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nghề may về làng

Nghề may về làng
2024-11-09 09:28:00

baophutho.vn Vốn là vùng quê thuần nông, nhưng những năm gần đây huyện Cẩm Khê phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...

Kỳ 2:  Nghĩa tình trên quê mới

Kỳ 2: Nghĩa tình trên quê mới
2024-07-29 15:23:00

baophutho.vn Thời gian đã phủ mờ, xóa nhòa nhiều kỷ niệm, sự kiện, nhưng đối với những người di cư, tình cảm nồng hậu với những nghĩa cử mang nặng tình đồng...

“Đất lạ hóa quê hương”

“Đất lạ hóa quê hương”
2024-07-28 10:25:00

baophutho.vn Phú Thọ - đất cội nguồn dân tộc Việt, có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc....

Da cam - nỗi đau chưa hồi kết

Da cam - nỗi đau chưa hồi kết
2024-07-27 09:30:00

baophutho.vn Tròn một thập kỷ từ năm 1961 đến năm 1971, đế quốc Mỹ đã sử dụng vũ khí hoá học chất độc da cam/Dioxin trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hành...

Kỳ II: Màu áo xanh giữa đại ngàn biên giới

Kỳ II: Màu áo xanh giữa đại ngàn biên giới
2024-07-24 08:53:00

baophutho.vn Khu vực biên giới là “phên giậu” Tổ quốc, có vị trí chiến lược, quan trọng, nhất là về quốc phòng- an ninh. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ...

Màu xanh trên đá núi

Màu xanh trên đá núi
2024-07-20 07:38:00

baophutho.vn Đạn pháo công phá suốt ngày đêm khiến cây rừng cháy rụi, núi đá bị băm vằm, lửa nung trắng xóa thành “lò vôi thế kỷ”. Thế nhưng, vững chắc hơn...

Trăn trở cùng xóm Động

Trăn trở cùng xóm Động
2024-07-18 14:18:00

baophutho.vn Xóm Động, khu Đèo Mương 1, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, cách xa trung tâm xã cả chục cây số, đường quanh co, một bên là núi đá dựng, một bên vực...

Nỗi niềm gửi con của công nhân

Nỗi niềm gửi con của công nhân
2024-07-13 08:43:00

baophutho.vn Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động những năm qua đã từng bước đi vào ổn định và ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đây là...

Độc đáo rừng lim Ba Hố

Độc đáo rừng lim Ba Hố
2024-07-07 07:55:00

baophutho.vn Trên 300 cây lim xanh, nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn đương xanh tốt đã tạo nên một quần thể thực vật vô cùng độc đáo và hiếm có. Trải...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long