Cập nhật:  GMT+7

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển

Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ

Cùng với tinh giản biên chế, sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC), về cơ bản, công tác tuyển dụng mới cũng dừng lại dẫn đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ít được trẻ hóa thường xuyên. Mặc dù không có hiện tượng “đứt gãy” độ tuổi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng để tránh tình trạng thiếu hụt về đội ngũ kế cận có chuyên môn tốt, có quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động kế hoạch, lộ trình bù đắp cán bộ phù hợp.

Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ

Lãnh đạo Hội Nông dân xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa kiểm tra mô hình trồng chanh tứ mùa trên địa bàn.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp vị trí việc làm

Như chúng tôi đã đề cập, giai đoạn 2019 - 2021, Hạ Hòa là huyện thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp xã cơ bản đã được giải quyết nhưng việc bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp trên địa bàn huyện vẫn còn gặp phải những khó khăn. Toàn huyện hiện còn dôi dư 79 công chức cấp xã do sắp xếp từ giai đoạn 2019 - 2021, dự kiến khi thực hiện sáp nhập ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, huyện sẽ tiếp tục dôi dư thêm 107 người.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã dôi dư, được sự thống nhất chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Hạ Hòa đã thực hiện điều động, biệt phái 110 công chức đến thực hiện nhiệm vụ tại các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện và các xã không sắp xếp. Trong đó điều động 47 cán bộ, công chức đến các xã không sắp xếp còn thiếu vị trí; biệt phái (tăng cường) 63 công chức đến các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện và các xã không sắp xếp.

“Tuy nhiên, phương án biệt phái công chức xã đến thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, các xã, thị trấn chỉ là phương án tạm thời, trước mắt nhằm giảm tải cho xã mới, cần tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp căn cơ, triệt để, trong đó lưu ý việc rà soát, sắp xếp hợp lý vị trí việc làm”, đồng chí Nguyễn Anh Quốc - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa nêu quan điểm.

Thực tế cho thấy, trong quá trình sáp nhập ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh, việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức còn gặp khó khăn trong phân công công việc theo vị trí việc làm bởi khung vị trí việc làm tại các xã, phòng, ban cấp huyện cơ bản đã bố trí đủ nên rất khó để sắp xếp đội ngũ dôi dư. Điều này dẫn đến tình trạng cùng một vị trí việc làm có nhiều công chức hơn so với quy định, khó tránh khỏi có những trường hợp phải sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức chưa thực sự phù hợp với chuyên môn hoặc nguyện vọng của cán bộ, công chức.

Đơn cử, tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, trước khi sáp nhập, Hiền Lương là một xã nhỏ, sau khi sáp nhập trở thành xã rộng thứ hai của huyện. "Số lượng cán bộ, công chức hiện làm việc tại xã là 29 người, trong đó lĩnh vực địa chính có 4 đồng chí nhưng về chuyên môn chuẩn thì chỉ có 1, còn lại là các ngành nghề khác nên nắm chuyên môn chưa sâu”, đồng chí Lê Đăng Hùng - Chủ tịch UBND xã chia sẻ.

Đồng chí Ngô Đức Thịnh - TUV, Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng, xây dựng vị trí việc làm là vấn đề mới, nhiều khó khăn, phức tạp, khối lượng công việc lớn trong khi cán bộ tham mưu về công tác này cơ bản chưa được tập huấn; năng lực cán bộ, công chức mỗi cơ quan, đơn vị lại khác nhau. Vì vậy, tỉnh đang tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện đề án vị trí việc làm các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh để làm cơ sở cho việc tuyển dụng công chức, viên chức và xếp lương theo vị trí việc làm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm hợp lý, hiệu quả; thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để có cơ sở tinh giản biên chế.

Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ

Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Bắc Bộ, xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê chuyên trồng măng tây, cho hiệu quả kinh tế cao.

Chủ động phương án sắp xếp từ sớm

Những khó khăn trong phân công công việc theo vị trí việc làm sau khi thực hiện sáp nhập ĐVHC cấp xã không chỉ riêng Phú Thọ mà là thực trạng chung của cả nước. Trước thực tế đó, quán triệt các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, kế thừa những kinh nghiệm của giai đoạn trước, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án để thực hiện hiệu quả kế hoạch sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, nhất là kế hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong quá trình sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhằm khuyến khích cán bộ, công chức có đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, các địa phương đã đề xuất với tỉnh có ý kiến kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành chức năng sớm ban hành chủ trương thực hiện chính sách đặc thù đối với những địa bàn có các xã sắp xếp. Đồng thời, kiến nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục có cơ chế hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã có đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi nhằm góp phần sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, hệ thống chính trị ở cơ sở.

Cùng với đó, thực hiện lộ trình tinh giản biên chế nhưng không để “đứt gãy” độ tuổi đội ngũ cán bộ là vấn đề được các địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm để chủ động phương án sắp xếp từ sớm. Vì vậy, hiện tại và cả trong giai đoạn tới, các địa phương trên địa bàn tỉnh không có tình trạng bị “đứt gãy” độ tuổi đội ngũ cán bộ; số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay có độ tuổi từ 30 - 50 chiếm tỷ lệ khá lớn (như tại huyện Thanh Ba, số lượng cán bộ, công chức cấp xã trong độ tuổi từ 30 - 50 có 339/443 người, chiếm tỷ lệ 76,5%).

Nhằm chủ động trong công tác cán bộ chủ chốt cấp xã, nhất là các ĐVHC mới sau sắp xếp, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ kế cận, các địa phương đều xác định làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch cán bộ, bảo đảm phương châm “mở” và “động”, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, nhất là ở các ĐVHC mới sau sắp xếp. Việc bố trí nhân sự chủ chốt thực hiện phù hợp giữa các ĐVHC để đảm bảo việc nắm bắt tình hình cơ sở và tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Trong lựa chọn nhân sự có nghiên cứu, xem xét đến uy tín của cá nhân đối với Đảng bộ và Nhân dân xã cũ, khả năng tập hợp quần chúng, tránh sự tác động của tư tưởng cục bộ địa phương, yếu tố dòng họ.

Theo đồng chí Ngô Đức Thịnh - TUV, Giám đốc Sở Nội vụ, để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tinh giản biên chế gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian tới, Sở Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, tập trung tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý tổ chức bộ máy biên chế theo thẩm quyền, nhất là phân công rõ trách nhiệm cho các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng biên chế; tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc tinh giản biên chế của tỉnh giai đoạn 2022 - 2026, đảm bảo đạt tỷ lệ giảm 5% biên chế công chức, giảm 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị.

Tin liên quan:
  • Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ
    Kỳ II: Đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm

    Kết quả sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã không phải là phép cộng cơ học của những con số tiết giảm được bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu cán bộ mà được đánh giá thực chất từ hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền và chất lượng thụ hưởng của người dân. Việc đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm và quá trình sử dụng, bố trí cán bộ sau sắp xếp là những kinh nghiệm cần được kế thừa, phát triển khi thực hiện kế hoạch sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

  • Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ
    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển

    Tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) một cách nỗ lực, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện (giai đoạn 2019-2021, giai đoạn 2023-2025), tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy rõ vai trò, trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở...

Ngọc Tuấn


Ngọc Tuấn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Kỳ II: Đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm

Kỳ II: Đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm
2024-10-08 08:09:00

baophutho.vn Kết quả sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã không phải là phép cộng cơ học của những con số tiết giảm được bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu cán...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long