Cập nhật:  GMT+7

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên vô cùng thiêng liêng.

Người Dao quan niệm, người đã trải qua lễ cấp sắc mới thấu hiểu những phải trái ở đời, hướng tới việc thiện, không làm điều ác và mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương. Với người đàn ông Dao, trong cuộc đời mà chưa làm được lễ cấp sắc là họ chưa hoàn thành việc lớn của cuộc đời. Tuỳ điều kiện kinh tế mà người Dao có thể làm lễ cấp sắc 3 đèn, 7 đèn hay 12 đèn.

Một nghi thức quan trọng nhất trong lễ Cấp sắc là cấp pháp danh cho người thụ lễ, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên có một cái tên âm mới để giao tiếp với thế giới tâm linh, được tổ tiên phù hộ, soi sáng và che chở.

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Trang phục truyền thống mặc trong lễ cấp sắc phải được gìn giữ cẩn thẩn, thường được người Dao dành để mặc trong những lễ, tết, đám cưới.

Cùng với việc chuẩn bị chu đáo các điều kiện để làm lễ cấp sắc như tiền bạc, trang phục, đồ cúng tế, mời các thầy cao tay... thì người được làm lễ cấp sắc phải kiêng kỵ nhiều điều.

Trước và trong và sau ngày làm lễ ít nhất 1 tuần, người được cấp sắc phải thực hiện một số điều kiêng kỵ như: Tuyệt đối không được sát sinh, vợ chồng phải ngủ riêng ít nhất 1 tuần. Không được ăn thịt hay thức ăn có mỡ, chỉ được ăn cơm với canh nhạt. Không được đến nhà không cùng dòng họ chơi, như vậy là vi phạm điều cấm của tổ tiên.

Trang phục truyền thống mặc trong ngày lễ cấp sắc phải là bộ mới, chưa mặc bao giờ. Khi thầy đến làm lễ thì người được cấp sắc mới được phép mặc bộ trang phục này. Sau lễ cấp sắc phải gìn giữ, trân trọng bộ trang phục như báu vật; tuyệt đối không được cho ai mượn để mặc. Bởi người Dao quan niệm, nếu cho người khác mượn, không may người mượn sẽ không gìn giữ cẩn thận, hoặc làm những điều xấu sẽ làm ô uế người được cấp sắc, vi phạm những điều răn trong lễ cấp sắc. Vợ của người đàn ông được cấp sắc cũng phải tuân thủ những điều kiêng kỵ như người đàn ông. Họ cũng tuyệt đối không cho ai mượn trang phục và chỉ mặc vào những ngày lễ Tết. Đây cũng là bộ trang phục họ mặc khi về với tổ tiên.

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc phải thực hiện nhiều điều kiêng kỵ.

Với ý nghĩa giáo dục lớn, cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào dân tộc Dao, thấm đẫm giá trị nhân văn. Nhưng điều răn, những điều kiêng kỵ trước, trong và sau lễ cấp sắc xét cho cùng đều hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

Hoàng Anh (Báo Tuyên Quang)


Hoàng Anh (Báo Tuyên Quang)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tân Sơn phát huy vai trò người có uy tín

Tân Sơn phát huy vai trò người có uy tín
2024-11-24 10:59:00

baophutho.vn Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công...

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ
2024-04-11 13:34:00

Tháng ba, chúng tôi ngược dòng sông Hồng. Dòng sông mùa này bớt cuộn đỏ phù sa đổ về hạ nguồn, nhưng bờ sông lại rực cháy những chùm hoa gạo đỏ như thắp lửa, như tấm lòng người...

Phát huy vai trò người có uy tín

Phát huy vai trò người có uy tín
2024-04-11 08:08:00

baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Trung Sơn, huyện Yên Lập đã phát huy vị trí, vai trò trong...

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm
2024-04-05 11:22:00

Huyện vùng sâu M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) là một huyện nghèo, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi phát động mô hình “Tiết kiệm làm theo lời...

Phụ nữ làng Pốt gìn giữ nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Pốt gìn giữ nghề dệt thổ cẩm
2024-04-02 08:47:00

Nhiều năm qua, phụ nữ làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài bên khung cửi tạo ra những sản phẩm váy, áo, khăn, khố đặc sắc và truyền dạy kỹ thuật nghề...

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao
2024-03-29 15:41:00

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long