{title}
{publish}
{head}
Mang nặng mưu đồ chính trị đen tối, định kiến hẹp hòi, đối với bè lũ chống phá ở hải ngoại và những kẻ dân chủ cực đoan, “bài Trung”, “chống cộng” thì mọi chủ trương, chính sách của Việt Nam, nhất là hợp tác phát triển với Trung Quốc đều được nhìn nhận theo những thuyết âm mưu phi lý đến nực cười. Đến cả việc hợp tác phát triển đường sắt với Trung Quốc- cường quốc về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc, cơ hội vàng cho Việt Nam để bắt kịp xu hướng phát triển giao thông hiện đại của thế giới cũng bị chúng xuyên tạc, dè bỉu, xuyên tạc...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu máy và toa xe Đại Liên.Ảnh: dangcongsan.org.vn
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026-2027. (Ảnh minh họa).
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, chiều 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Ngay lập tức, trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân cùng nhiều trang mạng xã hội của các tổ chức chống phá, thiếu thân thiện với Việt Nam ở hải ngoại cùng một số đối tượng cơ hội chính trị ở trong nước đã mượn danh “phản biện” để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, dựng lên thuyết âm mưu nhằm đánh lạc hướng dư luận, chĩa mũi dùi công kích vào Đảng, Chính phủ Việt Nam. Trong bài viết có nhan đề “Thủ tướng Chính muốn Trung Quốc làm đường sắt cho Việt Nam” đăng trên Facebook của tổ chức phản động Việt Tân, đối tượng có tên Gia Minh đã trắng trợn dựng chuyện: “...“quyết tâm” của quan chức Việt Nam khi vẫn muốn Trung Quốc làm đường sắt, vì đơn giản như thế thì quan chức mới “có màu” mới có phết phẩy và hoa hồng”; “Câu nói “Giặc ở sau lưng nhà ngươi ấy” đã trở thành bài học mất nước đầu tiên của Việt Nam. Thế mà giờ đây chính quyền lại muốn mời Trung Quốc sang xây dựng hệ thống đường sắt thì có khác nào “rải lông ngỗng” cho giặc hay không?”...
Luận điệu xuyên tạc của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Thực tế hệ thống giao thông công cộng của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Với chỉ một tuyến đường sắt trên cao đang hoạt động và một số dự án đang trong giai đoạn xây dựng chưa biết ngày vận hành, hơn 2.000 km đường sắt, với hơn 300 nhà ga nhưng những năm qua khai thác chưa hiệu quả. Rõ ràng chúng ta đang tụt hậu so với các nước trong khu vực. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt. Trong khi đó, Việt Nam chỉ còn 6 năm để thực hiện kế hoạch phát triển 5.000 km đường bộ cao tốc và các tuyến đường sắt kết nối chính. Để hiện thực hóa kế hoạch này, việc hợp tác với các đối tác quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc là một lựa chọn hợp lý và thực tế.
Xuất phát sau các nước khác cả chục năm, nhưng Trung Quốc hiện đã vươn lên đứng đầu thế giới với tổng chiều dài mạng lưới đường sắt lên đến 159.000 km. Trong đó, tổng chiều dài các tuyến đường sắt cao tốc đang hoạt động đã đạt 45.000 km vào cuối năm 2023. Như thế có nghĩa là nếu cuốn 1 vòng quanh trái đất, chiều dài đường sắt cao tốc của Trung Quốc vẫn thừa khoảng 5.000 km. Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có tàu cao tốc nhưng đến năm 2021, Mỹ chỉ vận hành vỏn vẹn 735 km đường sắt cao tốc, đứng thứ 11 trên thế giới. Tại Mỹ, chuyến tàu nhanh nhất - Acela Express của công ty Amtrak - chạy với tốc độ khoảng 240 km/h. Trong khi đó, với nhiều tuyến đường sắt có tốc độ tối đa 350 km/h, hoạt động di chuyển giữa các tỉnh của Trung Quốc hoàn toàn thay đổi, sự thống trị của ngành hàng không bị phá vỡ trên những tuyến giao thông nhộn nhịp nhất. Không chỉ nắm giữ kỷ lục về độ dài mà đường sắt cao tốc Trung Quốc còn dẫn đầu thế giới về hiệu suất vận chuyển với khả năng đưa đón 20 triệu hành khách trong một ngày. Khả năng xây dựng với chi phí rẻ và tốc độ nhanh, ứng dụng nhiều loại máy móc và robot hiện đại là một trong những nguyên nhân giúp Trung Quốc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc một cách nhanh chóng...
Công ty TNHH Đầu máy và toa xe Đại Liên (CRRC) của Trung Quốc mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp chiều 24/6, với kinh nghiệm trong các dự án lớn như tuyến đường sắt Trung-Lào, có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam thông qua việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Thời gian qua, Trung Quốc đã giúp rất nhiều tuyến đường sắt trên thế giới khởi hành từ việc chuyển giao công nghệ. Hợp tác để phát triển trên cơ sở hai bên cùng có lợi là xu thế tất yếu, yêu cầu bắt buộc của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Hợp tác với quốc gia có sự phát triển vượt bậc của công nghệ và năng lực quản lý dự án quy mô lớn như Trung Quốc là cơ hội vàng để Việt Nam phát triển nhanh hệ thống giao thông đường sắt, đặc biệt là đường sắt cao tốc, bắt kịp xu hướng phát triển giao thông hiện đại của thế giới.
Hợp tác để phát triển hệ thống đường sắt là việc làm cần thiết, sẽ sớm được triển khai. Tất nhiên với bài học từ những dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả đã từng diễn ra, việc hợp tác này cần được tiếp cận một cách cân bằng và thận trọng. Nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” cần được đặt lên hàng đầu, đảm bảo rằng các dự án hợp tác mang lại lợi ích thực sự cho Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn như chính Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ.
Việc gì có lợi cho đất nước là làm. Chủ trương đúng đắn, quyết tâm của Chính phủ luôn nhận được niềm tin, sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân. Những luận điệu xuyên tạc, định kiến hẹp hòi, ấu trĩ của những kẻ phản động, chống phá, cơ hội chính trị hoàn toàn không có giá trị, không thể tác động, ngăn cản cơ hội phát triển phồn thịnh, hùng cường của Việt Nam.
Vũ Thanh
baophutho.vn Đều đặn hàng năm, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ) lại đưa ra cái gọi là “Giải thưởng nhân...
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công...
Chiều 28/6, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,...
baophutho.vn Ngày 28/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 6, định hướng nội dung công tác thông tin báo chí, tuyên...
Việt Nam và Ấn Độ đều là những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với thế mạnh đa dạng nên tiềm năng tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương là rất lớn.
baophutho.vn Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 725/QĐ ngày 17/10/1989 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) và là Đoàn Luật...
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia Lê Quốc Minh vừa ký Quyết định số 50/QĐ-HĐGBCQG ngày 21/6/2024 về việc Ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc...
Sáng 26/6, tại tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24-27/6.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương hỗ trợ thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì khó khăn về kinh tế, đi lại.
baophutho.vn Rạng sáng 20/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú...
baophutho.vn Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2019-2024; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh...