{title}
{publish}
{head}
“Ở làng tôi, hầu như nhà nào cũng “chuối sau, cau trước”. Trồng cau không chỉ cho đẹp nhà, để ăn với trầu “làm đầu câu chuyện”, mà còn để ngày rằm, giỗ chạp dâng lên ông bà tổ tiên, làm đồ sính lễ trong dịp cưới hỏi...”.
Trồng cau mang lại thu nhập ổn định nên nhiều nhà nông trên địa bàn tỉnh đã cải tạo, khôi phục lại vườn cau để tăng thêm thu nhập, đồng thời góp phần tô điểm vẻ đẹp làng quê.
Đó là những chia sẻ của ông Hoàng Văn Việt ở khu 4, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao khi nhắc về loài cây mang hồn cốt nơi ông sinh ra và gắn bó. Ông Việt kể rằng, ngày trước, cau được coi là chỉ dấu đặc biệt của mỗi gia đình trong làng. Bởi chỉ cần nhìn vào hàng cau trước nhà, người lạ có thể biết gia đình ấy có bao nhiêu thành viên. Như gia đình ông Việt chẳng hạn. Sau khi sinh 4 người con, bố ông ra chợ mua 6 cây cau nhỏ về trồng trước sân. Dù được trồng cùng một thời điểm, trên cùng một mảnh đất nhưng theo thời gian, 6 cây lại có kích thước khác nhau. Hai cây đầu tượng trưng cho bố và mẹ cao lớn nhất, 4 cây còn lại nhỏ và thấp dần tựa như 4 anh chị em trong nhà. Người làng quan niệm, cây cau là biểu tượng của sự hiên ngang, sum vầy và sung túc. Cau nhà nào tươi tốt, sống lâu là có phúc. Nếu chẳng may có cây bị sâu bệnh, rũ héo hoặc ngã đổ sẽ là điềm gở, phải tìm cây khác trồng thế vào...
Là địa phương còn lưu giữ được nét đẹp trồng cau tô điểm cho làng quê, khắp các đường làng, ngõ xóm trên địa bàn Lâm Thao đâu đâu cũng thấy thấp thoáng dáng hình cây cau, hàng cau cao vút. Các loại cau được người dân nơi đây lựa chọn trồng chủ yếu là cau lùn và cau trắng. Cau lùn thường được trồng làm cảnh trong sân vườn, cao trung bình, gốc thân hơi phình rộng, mang nhiều rễ nổi. Cau trắng có thân cao, tròn, hoa trắng và đặc biệt là quả khi chín có màu đỏ rất bắt mắt. Cây có chiều cao đến 10 mét, thân tròn đều, đốt sát nhau, thường được trồng trong sân trường học, nhà văn hoá...
Những năm gần đây, ngoài phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, thói quen ăn trầu của nhiều người, cau còn được tiêu thụ mạnh nhờ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hiện mỗi buồng cau (loại 100 quả) có giá bán dao động từ 200-300.000 đồng. Thu nhập từ cau ổn định nên nhiều nhà nông bắt đầu cải tạo, khôi phục lại vườn cau để tạo thêm nguồn thu nhập, đồng thời góp phần tô điểm vẻ đẹp làng quê với những hàng cau thẳng tắp dọc theo các tuyến đường nông thôn mới.
Một góc hàng cau tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao.
Gắn bó với nghề “ăn cơm mặt đất, làm việc trên trời” nhiều năm, cứ đến dịp cuối Hè, anh Nguyễn Văn Dũng, huyện Cẩm Khê lại tất bật ngược xuôi khắp các huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hoà - khu vực trồng nhiều cau trong tỉnh để thu mua cau. Anh Dũng chia sẻ: “Mùa cau bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12. Cau thu mua phải đảm bảo các yếu tố: Quả tròn trịa, lành lặn và xanh bóng, không bị mất chóp cau... Với giá bán trung bình 60.000-70.000 đồng/kg, có những buồng sai quả, người bán có thể thu về tiền triệu...”.
Cùng với lũy tre xanh, cây đa, bến nước,... cây cau là một trong những hình ảnh thân thương, ghi đậm dấu ấn làng quê. Nét đẹp văn hoá trong trồng cau vườn nhà hay sự xuất hiện của trầu cau trong những lễ nghi, các dịp trọng đại của đời người là cách để con người trân trọng lưu giữ, tiếp nối cái duyên với quả cau, tạo ra những giá trị kinh tế và tinh thần tốt đẹp cho muôn đời.
Đồng Niên
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ...
Điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới luôn đặt các tác phẩm phim truyện khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể văn học ở vị trí quan trọng.
baophutho.vn Với vị trí quan trọng của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh, Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Phú...
baophutho.vn Ngày 27/5, tại Rạp chiếu phim Hòa Phong, TP Việt Trì, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh phối hợp với Đoàn thanh niên Sở VHTT&DL tổ chức khai mạc...
baophutho.vn Ngày 22/5, Liên đoàn Lao động huyện Đoan Hùng tổ chức Liên hoan Vũ điệu công nhân viên chức lao động chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ...
baophutho.vn Ngày 20/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Phú Thọ tặng bạn đọc phụ san ấn phẩm báo in tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo...
baophutho.vn Ngày 19/5, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thi “Vũ điệu công nhân” lần thứ II năm 2024 nhân Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch...
baophutho.vn Ngày 18/5, Chi đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên xã Kim Đức, Đoàn cơ sở Nhà hát Ca múa nhạc Quân Đội, Đoàn thanh...
baophutho.vn Nghệ nhân gần 30 năm khắc ghi hình Bác
Giấy Dó truyền thống ở vùng Bưởi được một người Pháp có tên Henri Oger mô tả trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” là loại giấy xốp nhẹ mà bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít...
Khi những cơn mưa rào mùa hạ bất chợt đến rồi đi đỏng đảnh như cô gái mới lớn và những bông phượng vỹ vươn mình thắp lửa khắp sân trường, góc phố, lòng lại nao nao nhớ về thời...
Tôi và nhiều bạn bè vẫn gọi đùa nơi mình ở là “làng” dù thật sự làng đã lên phố từ lâu. Không phải là làng sao được khi một buổi chiều đang chạy xe ngon lành thì chị hàng xóm...