{title}
{publish}
{head}
Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các chủ thể nắm giữ văn hóa truyền thống dần được mở rộng.
Là một trong 6 dân tộc anh em tại huyện Điện Biên Đông, dân tộc Mông có nhiều nét văn hóa đặc sắc truyền thống lâu đời. Việc gìn giữ, phát triển các nét văn hóa truyền thống chủ yếu dưới mỗi nếp nhà, từ đời này qua đời khác, các quan niệm như con gái thì cần biết thêu thùa, làm trang phục cho gia đình, con trai ngoài giỏi việc nương rẫy còn phải biết thổi khèn, thổi sáo, múa khèn... Những nét văn hóa ấy được gìn giữ, phục vụ đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Mông.
Xuất phát từ phân công lao động sản xuất, quan niệm vai trò trách nhiệm của đàn ông, phụ nữ trong cộng đồng mà những nghệ nhân nhạc cụ, đặc biệt là nghệ nhân nhạc cụ khèn - hồn cốt của dân tộc Mông đều là đàn ông.
Hình ảnh chiếc khèn, hồn cốt văn hóa của dân tộc Mông.
Xã hội ngày càng phát triển, tại Điện Biên Đông, các chủ thể nắm giữ văn hóa dần có sự mở rộng. Chị Mùa Thị Ong, bản Huổi Dên, xã Pú Hồng là một trong những phụ nữ khá đặc biệt, bởi không chỉ giỏi may thêu mà còn biết chơi, biết trình diễn các loại nhạc cụ từ sáo, nhị cho tới khèn. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi chủ thể nắm giữ văn hóa dân tộc Mông dần mở rộng, bình đẳng.
Chị Mùa Thị Ong chia sẻ: Xuất phát từ tình yêu với các nét văn hóa truyền thống dân tộc Mông, tôi tự mày mò, tìm hiểu và học hỏi việc chơi các nhạc cụ. Từ hội xuân, hội thi hay trong đời sống thường ngày, nhạc cụ luôn là người bạn đồng hành thể hiện tâm tư, tình cảm tới những người xung quanh. Tại hội thi khèn đầu năm, việc thi thổi, múa khèn Mông tôi đều tham gia, các tiết mục chủ yếu là tự mày mò, sáng tạo gắn liền với đời sống thường ngày. Qua đó không chỉ giúp tôi thỏa mãn đam mê mà còn khẳng định sự bình đẳng nắm giữ văn hóa dân tộc mình, khuyến khích chị em phụ nữ dân tộc Mông ưa thích văn hóa tìm tòi, phát triển và lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Chị Mùa Thị Ong trình diễn khèn Mông tại hội xuân đầu năm.
Từ nhiều năm nay, việc phát triển văn hóa truyền thống được cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên Đông chú trọng phát triển. Ngoài tuyên truyền mở các lớp bồi dưỡng, truyền dạy thì việc tạo sân chơi, điều kiện để các nét văn hóa phát huy, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của người dân được quan tâm đẩy mạnh.
Với đặc thù vùng cao, hội xuân tại Điện Biên Đông là “đặc sản” không thể thiếu dịp đầu năm mới, là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian... Đây không chỉ là điểm du xuân, vui chơi lý tưởng đầu năm còn là dịp lưu giữ, thổi lửa và phát triển văn hóa truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết: Để phát triển, mở rộng các chủ thể văn hóa thì việc tạo sân chơi là vô cùng quan trọng. Hội xuân đầu năm là sân chơi lớn, là cơ hội phát triển thêm các hạt nhân nắm giữ văn hóa không kể già trẻ, gái trai. Năm nay huyện đã điều chỉnh, cải tiến nhằm phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc phù hợp với đời sống hiện đại.
Hội xuân đầu năm Điện Biên Đông, nơi các nét văn hóa truyền thống được phát huy mở rộng.
Đơn cử như biểu diễn khèn Mông sẽ chia thành người lớn tuổi thi các bài khèn cổ, người trẻ thi các bài khèn mới, thêm nhiều yếu tố biểu diễn khác lạ. Các điểm trên đường sẽ biểu diễn, giao lưu văn nghệ đường phố với các làn điệu dân ca, văn nghệ truyền thống của các dân tộc... Tạo không gian văn hóa mở, để người dân có thể tìm hiểu, giao lưu và phát triển văn hóa.
Với những định hướng cùng việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy văn hóa, tại Điện Biên Đông các chủ thể nắm giữ văn hóa dần thay đổi, không chỉ bó hẹp trong phạm vi quan niệm của cộng đồng các dân tộc mà dần mở rộng, phát triển tới đông đảo người dân, không phân biệt giới tính tuổi tác.
Trần Nhâm/Báo Điện Biên Phủ
baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để...
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự...
Quảng Bình đã và đang trở thành điểm đến đa dạng, đặc sắc với những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, đang từng bước tạo nên...
Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc...
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân...
Lễ hội Tăm Khảu Mảu tức Lễ hội giã cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày. Vừa qua Lễ hội giã cốm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Thực hiện kế hoạch hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận giai đoạn đệm trong mùa khô năm nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang điều động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hành quân...
baophutho.vn Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy...