
{title}
{publish}
{head}
Vượt qua những rào cản, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ vươn lên làm giàu mà còn giúp đỡ, truyền cảm hứng cho chị em khác cùng tiến bộ. Đó là chị Hoàng Thị Thúy ở khu Đại Phú, xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập là tấm gương điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số của xã mạnh dạn làm kinh tế, tự họ sẽ có những thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới; khám phá ra khả năng vô hạn của bản thân cũng như vai trò và quyền của mình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Chị Hoàng Thị Thúy kiểm tra chất lượng hàng hóa tại cửa hàng
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhưng chị Thúy cũng như các chị em trong gia đình đều được bố mẹ quan tâm, tạo mọi điều kiện để được học hành đến nơi, đến chốn. Tốt nghiệp THPT, Thúy thi đỗ và trở thành sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hùng Vương. Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Thúy quyết định trở về quê hương và sớm lập gia đình. Thời điểm này, chồng Thúy làm nghề lái xe tải. Những năm đầu cuộc sống hôn nhân, bận con nhỏ, Thúy chỉ ở nhà phụ giúp vài công việc cùng chồng. Nhưng nhận thấy nếu cứ như vậy, vừa bỏ phí kiến thức đã được học trong nhà trường, kinh tế chỉ phụ thuộc vào chồng nên Thúy bàn với chồng cộng với sự giúp đỡ của hai bên gia đình quyết định kinh doanh. Từ khi quyết định gia đình cũng đã thử sức với nhiều sản phẩm: bàn ghế, kinh doanh đồ điện nước...chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình. Nhưng với thời gian gắn bó với công việc lái xe, chở vật liệu xây dựng chồng Thúy cũng hướng đến mở xưởng đóng gạch bê tông.
Năm 2016 cùng với sự hỗ trợ của gia đình, hai vợ chồng mở xưởng, thuê nhân công bắt đầu những viên gạch đầu tiên được xuất bán. Thúy chia sẻ: “Cùng mày mò, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Quan trọng thời điểm đó, ở địa phương cũng chưa có nhiều người sản xuất gạch bê tông, nhà em lại sẵn nguồn nguyên liệu đã quen biết nhiều năm nên cũng khá thuận lơi. Sản phẩm làm đến đâu bán được đến đó nên hai vợ chồng cũng thấy phấn khởi”.
Cuối năm 2017, khi xưởng sản xuất gạch đã cơ bản ổn định, gia đình chị tiếp tục mở rộng kinh doanh điện nước, thiết bị vệ sinh. Những ý tưởng liên tiếp được hiện thực hóa khiến tiền vốn phải quay vòng liên tục nhiều khi cũng làm hai vợ chồng lo lắng. Nhưng với suy nghĩ đã quyết làm phải làm đến nơi đến chốn, nên dù chuyển hướng hay mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh chị đều cố gắng chỉn chu, lựa chọn các sản phẩm có chất lượng nhưng giá thành phù hợp với điều kiện của người dân địa phương.
Chị Thúy chia sẻ: “Mặc dù không đi làm ở cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp nhưng những kiến thức được học trong nhà trường cũng giúp ích rất nhiều trong công việc kinh doanh của gia đình. Từ việc quản lý sản phẩm, đầu ra, đầu vào, nghiên cứu thị trường cũng như phát triển thị trường. Với gạch bê tông, nhà em cố gắng hình thành chuỗi sản xuất khép kín để tạo ra sản phẩm chất lượng nhưng giá thành hợp lý”.
Hơn 30 tuổi, hiện là chủ một xưởng đóng gạch và một cửa hàng kinh doanh lớn “nhất, nhì” xã, con cái khỏe mạnh, chăm ngoan, chị Thúy cảm thấy hài lòng với quyết định trở về quê hương cùng chồng phát triển kinh tế. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh dịch vụ, chị luôn tâm niệm khách hàng là thượng đế, dù chỉ là viên gạch hay những thiết bị vệ sinh có giá trị cao chị đều cố gắng chỉn chu nhất đến tay người tiêu dùng. Ngoài công việc gia đình, chị cũng thường xuyên tham gia các hoạt động ở khu dân cư, các đoàn thể, đóng góp vào sự phát triển chung của xã Mỹ Lương.
Hà An
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
baophutho.vn Nhằm từng bước xoá bỏ về định kiến giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt nâng cao kiến thức, quyền làm chủ kinh tế cho phụ nữ trong...
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng Khu Phắt, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn được thành lập vào tháng 12/2022 với 7 thành viên là lực lượng chủ chốt của...
baophutho.vn Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện Thanh Sơn triển khai tích cực, hiệu...
baophutho.vn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo....
baophutho.vn Khu Mu Vố, xã Mỹ Thuận - vùng quê yên bình của huyện Tân Sơn - có một người luôn được bà con tin yêu, kính...