Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động

Đối với tỉnh Trung du miền núi còn nhiều khó khăn như Phú Thọ, xuất khẩu lao động (XKLĐ) lâu nay đã góp phần quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã và đang là nhiệm vụ được các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như các địa phương quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp thiết thực...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ hết thời gian phục vụ trong Công an nhân dân được tư vấn, giới thiệu việc làm tại các thị trường lao động ngoài nước.

Với nguồn kinh phí được Nhà nước tập trung đầu tư, thời gian qua, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ không ngừng đổi mới trang thiết bị và chương trình giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Trường đã tổ chức đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao như: Công nghệ ô tô, hàn, cơ khí... Hàng năm, hơn 80% sinh viên sau tốt nghiệp đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo đúng ngành nghề theo học.

Trong đó, nhiều sinh viên nghề Công nghệ ô tô tìm được việc làm ổn định ở thị trường Nhật Bản với thu nhập cao. Việc định hướng, tư vấn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia XKLĐ được nhà trường thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm - GDNN (Sở LĐ-TB&XH) và UBND huyện Thanh Ba tổ chức các sàn giao dịch việc làm, thu hút hàng chục doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với trên 1.000 vị trí việc làm thuộc các ngành nghề: Công nghệ thông tin, điện công nghiệp, kế toán, hàn, công nghệ ô tô, điện tử, trong đó nhiều đơn hàng đi làm việc ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Úc... Từ đó, mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập cao cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, trung bình mỗi năm toàn tỉnh đưa được từ 2.500-2.700 người đi XKLĐ. Sau thời gian trầm lắng do ảnh hưởng đại dịch, 6 tháng đầu năm 2024, công tác XKLĐ của tỉnh đã khôi phục ổn định và có nhiều tín hiệu tích cực.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đưa được trên 1.430 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt trên 57% kế hoạch năm (bằng 107% so với cùng kỳ), tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Hàn Quốc. Trong số đó, lao động phổ thông không qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 63,5%, lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm gần 15,8%, còn lại là qua đào tạo nghề chiếm gần 20,7%.

Thực tế, phần lớn người sử dụng lao động nước ngoài đều muốn nhận lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ. Vì những lao động này có khả năng tiếp thu công việc nhanh, làm việc có năng suất và hiệu quả, thêm vào đó là ý thức tổ chức kỷ luật lao động và sinh hoạt tốt hơn. Trong khi đó người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông, đây cũng là khó khăn cho người lao động khi muốn tham gia vào các thị trường có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt.

Nắm bắt nhu cầu từ phía chủ sử dụng lao động ngoài nước về chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH luôn chú trọng việc tăng cường mối liên kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp. Đây được coi là giải pháp quan trọng để đào tạo những thợ lành nghề, bậc cao mà thị trường lao động đang có nhu cầu lớn.

Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh hiện đào tạo hơn 200 ngành, nghề, trong đó có một số ngành, nghề như: Công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, điện tử, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, quản trị khách sạn, điện dân dụng... thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia học tập. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, gần 90% số người học nghề có việc làm và thu nhập ổn định.

Đến nay, các cơ sở hoạt động GDNN đã chủ động hợp tác, đặt hàng với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm. Đa phần học sinh, sinh viên ra trường đều được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo việc làm với mức lương khởi điểm 6-8 triệu đồng/tháng/người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đến nay đạt 71,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 30,5%.

Đồng chí Nguyễn Hiển Ngọc - Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: “Để XKLĐ trở thành một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, các đơn vị, địa phương sẽ tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động, nâng cao hiệu quả các sàn giao dịch việc làm với số lượng và hình thức tổ chức đa dạng, phong phú hơn. Các cơ sở GDNN chủ động hơn trong xây dựng chương trình đào tạo bên cạnh kiến thức khung thì cần phải có những học phần đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”.

Hồng Nhung


Hồng Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Điểm tựa giúp người nghèo vượt khó

Điểm tựa giúp người nghèo vượt khó
2024-11-15 09:43:00

baophutho.vn Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm quan, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tích cực kêu...

Tháng dân vận ở Đoan Hùng

Tháng dân vận ở Đoan Hùng
2024-08-05 09:06:00

baophutho.vn Triển khai kế hoạch thực hiện “Tháng dân vận” của Ban Thường vụ Huyện ủy Đoan Hùng, trong tháng 7 năm 2024, 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện...

Khẳng định vai trò hoạt động nữ công

Khẳng định vai trò hoạt động nữ công
2024-08-05 09:02:00

baophutho.vn Xác định công tác nữ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, ngay từ đầu năm, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long