{title}
{publish}
{head}
Vệ tinh PACE được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giới khoa học cải thiện khả năng dự báo bão và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác, nêu chi tiết những thay đổi của Trái Đất mỗi khi nhiệt độ gia tăng.
Ngày 8/2, vệ tinh khí tượng mới nhất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã được phóng thành công lên quỹ đạo, với mục đích theo dõi các đại dương và bầu khí quyển Trái Đất một cách chi tiết nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, công ty SpaceX đã phóng thành công vệ tinh PACE trị giá 964 triệu USD lên quỹ đạo Trái Đất.
Vệ tinh sẽ dành ít nhất 3 năm nghiên cứu bầu khí quyển cũng như đại dương từ khoảng cách 676km, trong đó sử dụng hai thiết bị khoa học quét toàn bộ Trái Đất mỗi ngày và một thiết bị khoa học còn lại để thực hiện các phép đo hàng tháng.
PACE được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giới khoa học cải thiện khả năng dự báo bão và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác, nêu chi tiết những thay đổi của Trái Đất mỗi khi nhiệt độ gia tăng và dự đoán tốt hơn thời điểm xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa.
Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi mật độ tế bào vi tảo phát triển đến hàng triệu tế bào/lít, gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống thủy sinh.
Các nhà khoa học nhiều khả năng sẽ bắt đầu nhận được dữ liệu từ PACE trong khoảng 1-2 tháng tới.
Tuy NASA đã sở hữu hơn 20 vệ tinh và thiết bị quan sát Trái Đất trên quỹ đạo, song PACE sẽ mang tới cái nhìn sâu sắc hơn về các hiện tượng ảnh hưởng đến bầu khí quyển như ô nhiễm, tro núi lửa hay các cách sinh vật biển như tảo, sinh vật phù du tương tác với nhau.
Theo nhà khoa học thuộc dự án Jeremy Werdell, đây sẽ là một góc nhìn “chưa từng có” về hành tinh của con người.
Giám đốc khoa học Trái Đất của NASA Karen St. Germain nhận định góc nhìn của PACE sẽ rất khác so với những gì các vệ tinh khác quan sát được.
PACE là sứ mệnh tiên tiến nhất từng được triển khai phục vụ nghiên cứu về sinh học đại dương. Theo Werdell, các vệ tinh quan sát Trái Đất hiện nay chỉ có thể nhìn thấy 7 hoặc 8 màu, song với PACE là 200 màu sắc.
Điều này cho phép các nhà khoa học xác định chi tiết các loại tảo dưới biển và các loại hạt tồn tại trong không khí.
NASA hiện đang hợp tác phát triển một vệ tinh quan sát Trái Đất tiên tiến khác với Ấn Độ.
Vệ tinh với tên gọi Nisar này sử dụng radar để đo lường tác động của tình trạng nhiệt độ gia tăng đối với các dòng sông băng và bề mặt băng giá đang tan chảy khác, dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay.
Nguồn TTXVN
Chính phủ Canada cho rằng Tập đoàn Meta sẽ nằm trong phạm vi chịu điều chỉnh của Đạo luật tin tức trực tuyến và trao quyền quyết định cho Ủy ban Phát thanh Truyền hình và Viễn...
Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng xanh VinEG (VinFast Energy), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (Schneider Electric) và Công ty TNHH Năng lượng môi trường Biển Đông...
Thời gian qua, hoạt động sở hữu trí tuệ ngày càng gắn kết và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển tài sản trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát...
Bản hướng dẫn được phát hành sau cuộc họp kéo dài 2 ngày giữa các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực kỹ thuật số của các nước thành viên ASEAN tại Singapore.
Mạng xã hội có nhiều người dùng nhất là Facebook của Meta với 2,19 tỷ người dùng. Tiếp theo là Instagram với 1,65 tỷ người dùng và TikTok với 1,56 tỷ người dùng.
Theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU được ban hành vào năm 2018, bất kỳ công ty nào bị phát hiện vi phạm các quy tắc đều phải đối mặt với mức phạt lên tới 4% doanh thu toàn cầu.
Giải thưởng nhằm tôn vinh những đóng góp quan trọng của công nghệ, lan tỏa những hình ảnh đẹp, truyền tải những thông điệp ý nghĩa của công nghệ mang đến cho cuộc sống.
Không quân Mỹ cho biết AI được phát triển trong nghiên cứu chung này dự kiến được áp dụng trong chế tạo các máy bay không người lái hoạt động cùng với máy bay chiến đấu thế hệ...
Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh; trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và...
UAV mới này được trang bị hệ thống “Povodyr” do Nga chế tạo để đưa UAV trở về điểm xuất phát khi không còn nhận được tín hiệu điều khiển nhờ vào nguyên tắc điều hướng quán tính...
Theo ông Đỗ Thành Long, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), năm 2024 sẽ xây dựng luật/lập đề nghị xây dựng 4 Luật sửa đổi, trình Chính phủ 5 Nghị định liên...
Cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của Tiktok, ngày càng có nhiều idol Tiktok xây dựng kênh cá nhân thành công và trở thành gương mặt có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng...