
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnChen- Chự - Hồ là ba bản người Dao nằm cheo leo cuối dãy núi Tu Tinh, nhìn xuống dòng suối Cái cuộn chảy và những dãy núi sừng sững như cột chống trời. Đây là ba bản cao và xa nhất, cách trung tâm xã Yên Sơn (huyện Thanh Sơn) gần 20km. Từng là địa bàn “sơn cùng, cốc thẳm”, lọt thỏm giữa bạt ngàn rừng, biệt lập với các thôn bản khác bởi giao thông cách trở nhưng nhờ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Chen - Chự - Hồ đã ngày một đổi thay.
Đường từ bản Dao về trung tâm xã được mở rộng và trải nhựa, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của người dân.
Cách đây dăm năm, lần đầu tiên tôi đặt chân đến vùng đất này và không thể quên cuộc sống quá gian khó nơi đây. Khi ấy, Chen - Chự - Hồ là một điển hình với nhiều cái “không” và nhiều cái “nhất” (không đường ô tô, không điện lưới, không sóng điện thoại, nhiều hộ nghèo nhất, nhiều người không biết chữ nhất…). Gần 100% dân cư ở ba bản động vùng cao này là đồng bào dân tộc Dao sống rải rác bên những sườn núi, chủ yếu sống tự cung, tự cấp, trông chờ vào ruộng đồng, nương rẫy. Hôm nay trở lại, bản Dao đã có nhiều đổi thay nhưng bên cạnh niềm vui vẫn còn những trăn trở, lo toan.
Ngồi trong phòng làm việc, nhấp chén trà mới pha, Chủ tịch UBND xã Yên Sơn Nguyễn Văn Thắng nhìn lên dãy núi xanh thẫm mờ ảo trong sương sớm bảo tôi: Mấy năm trước muốn lên Chen - Chự - Hồ phải mất nửa buổi vì phải đi vòng qua xã Hào Lý, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) hoặc xuôi về Hương Cần, ngược lên Tân Lập, qua ba bản động vùng cao Quất - Náy - Bồ Xồ của xã Yên Lương mới vào được bản. Nhưng hôm nay, từ trung tâm xã đã có đường ô tô được trải nhựa đi thẳng về bản. Mặc dù vẫn còn những con dốc cao và nhiều khúc cua tay áo nhưng con đường gần 20km qua ba bản thực sự đã mang đến sức sống mới cho vùng đất này.
Những ngôi nhà khang trang ở bản Chen.
Đến Chen - Chự - Hồ hôm nay ai cũng dễ nhận ra sự đổi thay đáng kể của địa phương này. Con đường chính lên bản dịp giáp Tết càng trở nên nhộn nhịp bởi ô tô, xe máy ngược xuôi lưu thông hàng hoá. Nhiều nhà cao tầng kiên cố đã hiện hữu kề sát nhau, những đồi chè, cánh rừng keo bạt ngàn xanh mướt và nhiều mô hình kinh tế rừng - vườn - chuồng đang hình thành tại đây…
Tiếp chúng tôi trong nhà văn hóa mới xây, Bí thư Chi bộ bản Chen Đặng Văn Hòa cho biết: Trước thực trạng cuộc sống khó khăn của bà con bản Dao khi xưa, chính quyền địa phương xác định giải pháp trước mắt, cốt lõi nhất cần ưu tiên triển khai là đầu tư hệ thống giao thông kết nối thuận tiện Chen - Chự - Hồ với các thôn, bản khác. Năm 2017, đường từ trung tâm xã lên Chen - Chự- Hồ kết nối với Quất- Náy - Bồ Xồ của xã Yên Lương và bản Dao Hạ Thành của xã Tân Lập được khởi công xây dựng. Sang năm 2018, ba bản Chen- Chự - Hồ được Sở Công thương và ngành điện triển khai dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 - 2020 do EU tài trợ”. Sự kiện đường giao thông và các trạm điện được khánh thành như một ngày hội của người dân nơi đây, ai ai cũng phấn khởi và hy vọng có đường, có điện bản Dao sẽ đổi khác, người dân sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo...
Chè giống mới đang được trồng trên đất đồi thấp ở Chen - Chự - Hồ.
Cùng thời điểm đó, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông từ trục chính về các tiểu khu trong bản cũng được đầu tư, từng bước hoàn thiện; kênh mương nội đồng được xây dựng dẫn nước đến chân ruộng, tạo thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp của bà con. Bên cạnh huy động tổng hợp các nguồn lực cho ba bản vùng cao Chen - Chự- Hồ, chính quyền địa phương cũng giao đất, giao rừng và có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất… Đặc biệt, dự án nuôi bò sinh sản do ngành Nông nghiệp triển khai từ năm 2018 và Đề án phát triển chăn nuôi trâu bò của huyện đã mang lại hiệu quả tích cực cho bà con nơi đây. Từ 16 hộ tham gia với 32 bò cái và một bò đực ban đầu, đến nay riêng bản Chen đã có thêm 40 hộ nuôi bò, hộ ít thì sáu con, hộ nhiều hơn chục con, Nhiều hộ còn liên kết với Công ty TNHH Công nghệ sinh học Cosmos đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
“Nhờ có đường thông suốt, thời gian đi lại của bà con được rút ngắn và an toàn. Trong bản hiện nay hầu như nhà nào cũng có xe máy, có nhà còn mua được ô tô, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền” - Bí thư Chi bộ bản Chen Đặng Văn Hòa cho biết.
Cả bản Chen có 67 hộ, trong đó hơn 50% là nhà xây kiên cố, nhiều nhà xây theo hướng nhà vườn, biệt thự đẹp như ngoài phố. Từ chỗ tự cung, tự cấp và sống dựa vào sản vật từ rừng, khi đường giao thông được mở, nhiều hộ nhanh nhạy chuyển sang mở cửa hàng dịch vụ tại bản hoặc đưa hàng lên các chợ phiên và các bản vùng cao bên Hòa Bình để buôn bán, trao đổi. Một số hộ thì mua xe tải lên các bản cao hơn trong vùng thu mua cây nguyên liệu giấy về bán cho các xưởng dưới trung tâm xã và huyện.
Tại bản Chự và bản Hồ, nơi có 93 hộ đồng bào Dao sinh sống, cùng với nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên, bà con tham gia trồng rừng kinh tế, trồng chè và cây ăn quả. Nhiều nhà bán được vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng tiền gỗ rừng trồng. Ông Bàn Văn Mừng - Trưởng bản Chự vui mừng cho biết: Bản Chự có 72 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Dao di cư từ những sườn núi cao của dãy núi Tu Tinh và trên bản Hồ về lập bản từ năm 1968. Từ chỗ chỉ biết phá rừng trồng sắn, trồng ngô, hiện nay ngoài cấy 21ha lúa nước, người dân bản Chự tập trung giữ rừng và phát triển rừng kinh tế. Ở bản Chự, bình quân mỗi hộ có từ 5-10ha rừng, có hộ diện tích rừng lên tới hơn 50ha. Không chỉ trồng rừng gỗ lớn, trồng cây nguyên liệu giấy, bà con còn trồng cây nhân trần, trồng gừng dưới tán rừng bán cho các cơ sở sản xuất dược liệu dưới xuôi, giúp nhiều hộ có thêm điều kiện cải thiện đời sống hoặc tái đầu tư để nâng cao chất lượng rừng trồng.
Ngược bản Hồ, chúng tôi vào thăm điểm trường tiểu học và mầm non Yên Sơn 2 được xây dựng khang trang, thoáng đãng bên lưng chừng núi. Anh Đặng Văn Nguyên- Trưởng bản Hồ cho biết: Do cách xa điểm trường chính 16km nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã bố trí tại đây một điểm trường lẻ với hai lớp ghép tiểu học và một lớp mầm non. Tuy nhiên, diện tích điểm trường dốc, nhỏ hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn, các điều kiện phục vụ giáo viên và học sinh còn rất khó khăn.
Sẻ chia với những khó khăn của thầy và trò nơi đây, Hội Khuyến học cùng UBND xã vận động cụ Đặng Văn Kếnh, người dân tộc Dao vận động con cháu trong gia đình đồng thuận hiến tặng khu đất 3.200m2. UBND huyện đầu tư kinh phí san lấp mặt bằng, làm đường bê tông vào điểm trường, các nhà hảo tâm ủng hộ trang bị thiết bị dạy học, trồng cây xanh trong khuôn viên trường. Đặc biệt, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup đã tài trợ kinh phí cho chương trình “Mang tri thức lên vùng cao” do Báo điện tử VOV thực hiện xây tặng nhân dân bản Hồ một ngôi trường gồm hai phòng dành cho học sinh tiểu học, hai phòng dành cho học sinh mầm non, một phòng giáo vụ cùng các công trình vệ sinh cho giáo viên, học sinh, tổng giá trị xây dựng công trình gần hai tỉ đồng.
Giờ chơi của các cháu Trường Mầm non Yên Sơn.
“Có được trường học khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ không chỉ tiếp thêm niềm tin phấn đấu học tập cho con em học sinh vùng miền núi, đồng bào dân tộc trên hành trình kiếm tìm con chữ mà còn tiếp thêm động lực cho những thầy, cô giáo thêm yêu nghề, cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ” - Trưởng bản Hồ Đặng Văn Nguyên chia sẻ.
Trở lại Chen - Chự - Hồ, tận mắt thấy những đổi thay của bản người Dao bên sườn núi Tu Tinh, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự phấn khởi của bà con nơi đây. Vậy nhưng, bên cạnh niềm vui ấy vẫn còn những ước mơ, trăn trở. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thắng đi cùng tôi bảo, mặc dù đã có đường, có điện nhưng do địa hình chia cắt nên bà con sinh sống phân tán thành nhiều xóm khác nhau. Phía ngoài đường chính hiện nay chỉ có vài chục hộ dân mới chuyển ra, mấy chục hộ vẫn ở xóm cũ tít bên sườn núi, đứng ngoài đường không thể nhìn thấy được. Đặc biệt vào mùa mưa, đường lên Chen - Chự - Hồ và đường vào các tiểu khu thường xuyên bị sạt lở, ngoài ra ở mỗi bản mới có một trạm biến áp 50kVA loại một pha, chỉ tạm đủ cấp điện phục vụ sinh hoạt, nhiều hộ muốn mở xưởng chế biến gỗ, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ nhưng không thực hiện được vì nguồn điện không đảm bảo. Bên cạnh đó, sóng điện thoại yếu, chưa có internet khiến việc học tập, tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất của bà con bị hạn chế…
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thắng cũng báo tin vui, UBND huyện Thanh Sơn vừa phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình khắc phục thiệt hại sau mưa lũ (cơn bão số 3) tuyến đường từ trung tâm xã lên Chen - Chự - Hồ với kinh phí 6,5 tỉ đồng, một số tuyến đường dân sinh từ trục đường chính lên các xóm của bản Dao cũng sẽ được đổ bê tông theo chương trình nông thôn mới. Xã đã có văn bản đề nghị ngành điện đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện và làm việc với Viettel Phú Thọ cung cấp internet cho các điểm “lõm sóng” của xã. Chủ tịch xã khẳng định: Có thêm những điều kiện thuận lợi, Chen- Chự - Hồ sẽ nhanh chóng khởi sắc, nhiều hộ sẽ chuyển sang mở xưởng chế biến gỗ, chế biến chè, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, phát triển chăn nuôi… Đó cũng là con đường thoát nghèo bền vững cho bà con nơi đây. Mong một ngày gần nhất, người Dao bên núi Tu Tinh sẽ tròn những ước mơ.
Đinh Vũ
Trải qua những ngày gian khó, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các địa phương và nỗ lực vượt khó của ...
24 ngôi nhà nằm nép mình bên con đường uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng. Từng sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều đời leo lét bên ...
Nhờ những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, chính phủ, những năm gần đây, khu Hồ - nơi sinh sống ...
Đến Bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, từ xa, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hai cây Chò chỉ cao sừng sững giữa những mái nhà sàn. Không chỉ góp phần làm ...
Cách trung tâm xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn 10km, khu Tân Minh (trước kia là hai bản Tân On và Xoan gộp lại) nằm trong vùng đệm Rừng quốc gia Xuân Sơn với 101 ...
Mỗi khi nghe nhắc tới Hà Giang, đặc biệt là Lũng Cú, Đồng Văn, tôi lại hình dung tới một miền biên ải cực Bắc của Tổ quốc với rừng sâu núi thẳm, những vách đá ...
Ai lên du lịch huyện vùng cao Na Hang đều muốn chụp ảnh ngọn núi Pác Tạ sừng sững. Núi Pác Tạ không những đẹp giữa khung cảnh nhà máy và hồ thủy điện Tuyên ...
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc ...
baophutho.vn “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3” - câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con đất Việt dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ...
baophutho.vn Từng là dự án nhà ở xã hội thuộc hàng “top” của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2020, thế nhưng, hiện nay, Khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp...
baophutho.vn Bí mật ngôi mộ cổ giữa lòng thành phố Việt Trì
baophutho.vn Nắng chạm Đông dường như vẫn vấn vương gió Thu se sắt nhuộm trái bưởi vàng ruộm hanh hao, đưa hương thơm tràn ngập không gian. Đang mùa bưởi...
baophutho.vn Nghề săn chuột đồng giờ không đơn thuần để kiếm thực phẩm cho bữa ăn gia đình, nó thực sự góp phần làm nên những mùa vàng bội thu và trở thành...
baophutho.vn Di sản văn hóa là điểm tựa quan trọng góp phần nhân lên sức mạnh nội lực của quốc gia, dân tộc. Chính bởi vậy, nỗ lực bảo tồn, tôn tạo di sản...
baophutho.vn Di sản văn hóa vật thể là những báu vật kết tinh từ thành tựu lao động sáng tạo của các bậc tiền nhân, minh chứng cho bề dày truyền thống lịch...
baophutho.vn Thức ăn đường phố ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người dân thành phố, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau những món ăn ngon, bắt mắt,...