{title}
{publish}
{head}
Nói đến nghệ thuật chơi đàn Klông pút, không thể không nhắc tới Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Y Sinh, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ tình yêu đặc biệt với cây đàn Klông pút, lo sợ nguy cơ “biến mất” của đàn Klông pút, NNƯT Y Sinh đã đứng ra truyền dạy cho thế hệ trẻ với mong muốn những giai điệu của đại ngàn sẽ mãi lưu truyền trong đời sống người Xơ Đăng.
Cuộc sống của đồng bào DTTS ở buôn làng Tây Nguyên là chất liệu cho âm nhạc dân tộc. Ảnh minh họa
Niềm đam mê đặc biệt với nhạc cụ truyền thống
Chúng tôi gặp NNƯT Y Sinh ở khu làng của đồng bào Xơ Đăng tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) lúc bà đang say sưa chơi đàn cùng các cô gái Xơ Đăng, tạo nên bản hòa tấu giai điệu Tây Nguyên ấn tượng. Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, từ nhỏ, bà đã được đắm mình trong âm thanh cồng chiêng, nhạc cụ từ tre nứa trong những lễ hội của người Xơ Đăng. Không rõ từ lúc nào, Y Sinh có niềm đam mê đặc biệt với các nhạc cụ tre, nứa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là đàn Klông pút.
Dù không biết nhạc lý nhưng Y Sinh vẫn dành thời gian tự học và chơi đàn T’rưng, đàn Klông pút điêu luyện khiến nhiều người phải trầm trồ. Y Sinh còn tìm hiểu, bắt chước người ta chế tác đàn, rồi dần trở thành nghệ nhân chế tác đàn Klông pút điêu luyện.
Đến tuổi trưởng thành, niềm đam mê đàn Klông pút vẫn luôn đeo đuổi Y Sinh. Dù bận rộn với nghề giáo viên nhưng bà vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại địa phương.
Nghệ nhân Y Sinh không chỉ chế tác mà còn sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre nứa
Năm 2011, khi bước sang tuổi 50, bà Y Sinh đã xin nghỉ hưu sớm để dành thời gian cho niềm đam mê nhạc cụ truyền thống. Bà bắt tay vào chế tác đàn T’rưng, đàn Klông pút. Từ đôi tay khéo léo và trình độ thẩm âm chính xác của bà, nhiều chiếc đàn T’rưng, Klông pút nguyên bản của người Xơ Đăng lần lượt ra đời, góp mặt trong các chương trình hội diễn văn nghệ từ cơ sở đến huyện, tỉnh và các thành phố lớn.
Lưu giữ thanh âm đại ngàn
NNƯT Y Sinh cho biết: “Nhắc đến tiếng đàn Klông Pút là người ta nhớ đến âm điệu dân ca không lời, vừa da diết, vừa gấp gáp, mang âm hưởng núi rừng. Đàn được phụ nữ Xơ Đăng chơi trong những đêm ở trên chòi canh rẫy từ tháng 1 đến tháng 2. Trong đêm, tiếng đàn vang xa khiến sâu bọ không dám phá hại hoa màu. Vào mùa lễ hội, người ta chơi đàn trong nhà Rông. Tiếng đàn Klông pút cũng là phương tiện thổ lộ tâm tư của một cô gái đã đến tuổi lấy chồng, nhưng chưa có chàng trai nào vừa ý đến cầu hôn...”.
Nghệ nhân Y Sinh dạy đàn Klông pút cho những người đam mê văn hóa Xơ Đăng
Theo NNƯT Y Sinh, đàn Klông Pút được làm từ 6 đến 10 ống nứa loại lớn, với độ dài, ngắn khác nhau. Trong đó, ống ngắn chừng 70 - 80cm, ống dài lên đến 150cm, đường kính từ 5 đến 8cm. Tất cả những ống này được xếp một hàng trên giá, khung hay mặt bàn, mặt đất, một đầu làm bằng, còn một đầu xếp chéo và được kết lại với nhau bằng sợi mây. Khi chơi đàn, người phụ nữ hơi khom người, khum hai bàn tay lại rồi vỗ để luồng hơi từ tay phát ra lùa vào miệng ống tạo nên âm thanh rất đặc biệt...
Ngoài ra, bà Y Sinh còn truyền dạy cách chơi đàn cho thanh niên nam, nữ tại địa phương có nhu cầu học. Sự tâm huyết của NNƯT Y Sinh như được tiếp thêm động lực từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai với nhiều chính sách hỗ trợ, giúp cho các giá trị truyền thống được bảo tồn. Người trẻ Xơ Đăng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới bản sắc văn hóa truyền thống và tìm đến NNƯT Y Sinh học cách chơi nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.
Theo Thanh Thuận - Báo dân tộc
baophutho.vn Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Bí thư Chi bộ Đặng Đình Điện (người dân tộc Dao, sinh năm 1952, khu Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn)...
baophutho.vn Thực hiện Kế hoạch Số 1019/KH-BĐH của Ban điều hành Dự án 8 huyện Yên Lập về tổ chức “Hội thi tuyên truyền xóa bỏ tập tục văn hóa lạc hậu có...
Với niềm đam mê dành cho khèn Mông, ông Thào A Vang, bản Bắc Bẹ B, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã duy trì làm khèn từ nhiều năm nay, góp phần giữ gìn và phát huy...
Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những...
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
baophutho.vn Nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, kết hợp triển khai đồng bộ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, đời sống của...
Là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử...
Người S’tiêng quan niệm có hai thế giới tồn tại. Thế giới thứ nhất là cuộc sống của con người, là vạn vật mà họ cảm nhận được. Thế giới thứ hai là của lực lượng siêu nhiên, ma...
baophutho.vn Cùng với quá trình phát triển và đổi mới của đất nước, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt Nam có nhiều chuyển biến, từ đây đặt ra yêu...
Làn điệu dân ca Bài chòi dù có những bước thăng trầm, song luôn được gìn giữ, lưu truyền bởi những nghệ nhân giàu đam mê, tâm huyết. Họ là những người đang ngày đêm nỗ lực duy...
Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ..., mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa...
6 tỉnh vùng Việt Bắc đã thống nhất sẽ tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 15 - Bắc Kạn năm 2024 vào tháng 8/2024, với nhiều hoạt động đặc sắc.