{title}
{publish}
{head}
Với niềm đam mê dành cho khèn Mông, ông Thào A Vang, bản Bắc Bẹ B, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã duy trì làm khèn từ nhiều năm nay, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.
Ông Thào A Vang làm khèn Mông.
Để tìm hiểu về nghề làm khèn Mông truyền thống, từ quốc lộ 37, mất 2 tiếng đồng hồ vượt hơn 10km đường dốc, đất đá, chúng tôi mới đến được bản Bắc Bẹ B, xã Suối Tọ, tìm đến nhà ông Thào A Vang, là người làm khèn Mông giỏi có tiếng ở địa phương.
Bên hiên nhà, ông Vang đang cặm cụi chế tác những chiếc khèn Mông truyền thống. Ông Vang chia sẻ: Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu, giữ một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đối với đồng bào dân tộc Mông. Được bố chỉ dạy và học thêm từ những người biết thổi khèn trong bản, đến năm 16 tuổi, tôi đã biết thổi khèn.
Ông Thào A Vang giới thiệu về cấu tạo chi tiết của chiếc khèn Mông.
Với mong muốn phát huy nghề làm và lưu giữ tiếng khèn của dân tộc mình không bị mai một, cùng với dạy thổi khèn, bố ông Vang đã hướng dẫn, chỉ dạy ông làm khèn Mông khi còn là thanh niên. Sau nhiều năm miệt mài học hỏi, năm 20 tuổi, cây khèn đầu tiên do ông Vang chế tác mới được hoàn thành.
Ông Thào A Vang hướng dẫn thanh niên trong bản kiểm tra lam khèn (lưỡi gà).
Chia sẻ về kỹ thuật chế tác khèn Mông, ông Thào A Vang cho biết: Để hoàn thiện một chiếc khèn Mông, phải mất 3-5 ngày tùy vào tay nghề của người làm khèn. Bầu khèn được làm bằng gỗ pơ mu là tốt nhất; đai khèn làm bằng vỏ cây đào rừng; ống khèn được làm từ cây nứa, đem về uốn “vênh” để tạo độ mềm mại. Khó nhất trong các công đoạn là rèn “lưỡi gà” và chỉnh âm; để chiếc khèn cho ra âm thanh trong và vang, “lưỡi gà” của khèn phải được làm từ loại đồng nguyên chất, được rèn cẩn thận, tán mỏng, thử âm thanh bằng cách đập nhẹ vào tay rồi đưa lên tai nghe.
Ông Thào A Vang kiểm tra âm thanh của ống khèn.
Ông Vang cho biết thêm: Hiện nay, phổ biến nhất là những chiếc khèn 6 ống, tạo ra 7 nốt nhạc, có giá dao động từ 2-3 triệu đồng/chiếc, tùy theo kích thước dài, ngắn. Hơn 40 năm làm nghề chế tác khèn, tôi đã làm được trên 300 chiếc khèn, chủ yếu bán cho đồng bào Mông ở trong huyện để sử dụng trong đời sống, sinh hoạt cộng đồng; ngoài ra, có một số người tìm đến để hỏi mua về làm kỷ niệm.
Ông Thào A Vang Kiểm tra âm thanh của chiếc khèn vừa hoàn thiện.
Ngoài tích cực chế tác khèn, ông Vang còn tích cực truyền dạy miễn phí nghề làm khèn và thổi khèn cho người thân cùng các thanh niên trong và ngoài bản có nhu cầu học tập. Hiện nay, có khoảng 60% thanh niên trong bản Bắc Bẹ B biết thổi khèn, có 6 người biết chế tác; nhiều người có thể biểu diễn, tham gia các lễ hội, buổi biểu diễn văn hóa của địa phương, góp phần quảng bá văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.
Ông Sồng Trống Di, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Tọ, thông tin: Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, UBND xã đang khuyến khích và hỗ trợ ông Thào A Vang truyền dạy kỹ thuật thổi, biểu diễn và chế tác khèn cho thế hệ trẻ.
Ông Thào A Vang hướng dẫn thanh niên trong bản thổi khèn Mông.
Việc ông Thào A Vang duy trì và phát triển nghề chế tác khèn Mông đã góp phần giữ gìn nét văn hóa bao đời nay của dân tộc, đồng thời, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của người dân xã Suối Tọ đến với bạn bè gần xa.
Ngọc Khiêm (Báo Sơn La)
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những...
Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
baophutho.vn Nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, kết hợp triển khai đồng bộ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, đời sống của...
Là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử...
Người S’tiêng quan niệm có hai thế giới tồn tại. Thế giới thứ nhất là cuộc sống của con người, là vạn vật mà họ cảm nhận được. Thế giới thứ hai là của lực lượng siêu nhiên, ma...
baophutho.vn Cùng với quá trình phát triển và đổi mới của đất nước, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt Nam có nhiều chuyển biến, từ đây đặt ra yêu...
Làn điệu dân ca Bài chòi dù có những bước thăng trầm, song luôn được gìn giữ, lưu truyền bởi những nghệ nhân giàu đam mê, tâm huyết. Họ là những người đang ngày đêm nỗ lực duy...
Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ..., mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa...
6 tỉnh vùng Việt Bắc đã thống nhất sẽ tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 15 - Bắc Kạn năm 2024 vào tháng 8/2024, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường vẫn lưu giữ và...