
{title}
{publish}
{head}
Kỳ II: Cuộc chiến kéo dài 10 năm
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh: TL
>>Kỳ I: Trận chiến 30 ngày
PTĐT - Trên thực tế, chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài suốt 10 năm (1979-1989) khi Trung Quốc duy trì nhiều sư đoàn, trung đoàn độc lập áp sát biên giới lấn chiếm lãnh thổ, biến Việt Nam thành thao trường.
Các đơn vị chủ lực Việt Nam thay phiên nhau bổ sung quân cho chiến trường phía Bắc. Nhiều đợt nhập ngũ diễn ra. Hàng nghìn thanh niên Việt Nam tuổi 18-20 mãi nằm lại biên cương trong cuộc chiến này. Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Từ tháng 4-1984 đến 5-1989, Trung Quốc đưa hơn 500.000 quân của 8 trong 10 đại quân khu đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Việt Nam có 9 Sư đoàn chủ lực tham chiến, chưa kể nhiều trung đoàn, tiểu đoàn các quân khu, quân của Bộ Quốc phòng và tỉnh thành khác.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1985-1989: “Trung Quốc chọn Vị Xuyên để đánh vì có hệ thống điểm cao biên giới tạo nên thế trận phòng ngự tiến công liên hoàn, chiếm được thì có thể uy hiếp thị xã Hà Giang, đưa quân thọc sâu vào đất liền nước ta. Những nơi khác như Đồng Đăng, Hữu Nghị (Lạng Sơn) là khu vực quốc tế quan sát rõ, nhưng nếu đưa lực lượng lớn vào Vị Xuyên thì ít bị chú ý. Đến giờ, có lẽ nhiều người không biết Vị Xuyên nằm ở đâu”.
Từ ngày 2-4 đến 16-5-1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509… thuộc tỉnh Hà Giang. Sư đoàn 312, 316, 356 được lệnh tiến hành chiến dịch MB84, phản công giành lại các điểm cao. Ngày 12-7-1984, trận mở màn chiến dịch giành lại cao điểm 772 diễn ra ác liệt. Do địa hình bất lợi, quân Trung Quốc được hỏa lực yểm trợ mạnh, hàng nghìn bộ đội Việt Nam hy sinh, riêng Sư đoàn 356 mất khoảng 600 người. Sau trận đánh, Việt Nam không lấy lại được các cao điểm đã mất, nhưng chặn được Trung Quốc thực hiện mưu đồ vượt qua ngã ba Thanh Thủy để tiến xuống thị xã Hà Giang. Từ tháng 7-1984 trở đi, mặt trận Vị Xuyên không lúc nào ngơi tiếng súng, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các cao điểm. Đỉnh điểm đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên ở chiều rộng 5km, chiều sâu 3km, biến cao điểm 685 thành “lò vôi thế kỷ”, có điểm bị bạt 3m. Bộ đội Việt Nam 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn để giữ chốt, tổ chức bao vây, đánh lấn dũi để giành và giữ các vị trí cao điểm. Bình quân mỗi đợt đóng quân của các đơn vị kéo dài 6-9 tháng. (Trước đó, cuộc chiến phòng ngự ở Thành cổ Quảng Trị chỉ 82 ngày đêm, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum 179 ngày).
Cho đến nay chưa có tài liệu chính thức công bố tổng số thương vong của hai phía trong cuộc chiến kéo dài 10 năm này. Theo thống kê của Ban liên lạc cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến 1989 hơn 4.000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng nghìn người bị thương, hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Năm 1988, tình hình biên giới dần lắng dịu khi hai bên chủ động rút dần quân. Ngày 26/9/1989, đơn vị cuối cùng của quân tình nguyện Việt Nam rời khỏi Campuchia. Các “ngòi nổ” căng thẳng được tháo ra ở cả phía Bắc lẫn phía Nam.
Năm 1991, Việt - Trung tuyên bố bình thường hóa quan hệ.
B.T
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh ...
Trong tâm thức mỗi người con nước Việt, tháng 2 năm 1979 vẫn luôn được khắc ghi như nhắc nhở các thế hệ sau này tưởng nhớ, tri ân những cán bộ, chiến sĩ lực ...
Hang Bản Giới thuộc xã Trường Hà cũ (nay là thị trấn Xuân Hoà), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây vào tháng hai, tháng ba năm 1979 đã chứng kiến những ...
Đạn pháo công phá suốt ngày đêm khiến cây rừng cháy rụi, núi đá bị băm vằm, lửa nung trắng xóa thành “lò vôi thế kỷ”. Thế nhưng, vững chắc hơn sắt đá, những ...
46 năm trước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn thanh niên Đất Tổ đã lên đường nhập ngũ, tham gia Sư đoàn 355 (Quân khu 2) chiến đấu và ...
Gần bốn thập niên trước, trên chiến trường khốc liệt Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), một người con của quê hương Đất Tổ Hùng Vương đã dựng nên tượng đài bất tử, ...
Ngày 15/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 355 tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 44 năm ngày thành lập Sư đoàn 355 - Quân khu 2 (4/5/1979 * 4/5/2023).
Tháng Bảy về, luôn để lại cho chúng ta những bâng khuâng, xúc động tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương, hiến dâng tuổi thanh xuân để ...
baophutho.vn Tên đất, tên làng vốn là điều rất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Có những vùng quê, những địa phương chỉ cần nhắc đến...
baophutho.vn Những năm vừa qua, Đảng bộ huyện Thanh Ba đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo bằng những giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tiễn,...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án cung ứng các dịch vụ truyền hình tuyên truyền về đối ngoại; về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm họa phục vụ cộng...
PTĐT- Ngày 9-2 (tức mùng 5 tháng Giêng), đồng chí Hà Phúc Nguyên, sinh năm 1963, Thôn đội trưởng thuộc Ban CHQS xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn sau khi hết ca trực vừa trở về...
PTĐT - 40 năm trước, ngày 17-2-1979, Trung Quốc bất ngờ dùng hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Tiếp nối truyền thống đánh giặc giữ...
PTĐT - Ngày 11-2, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng tháng 1-2019 và triển khai nhiệm vụ tháng 2.
PTĐT - Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo được nhân...
Trong không khi vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi)...