{title}
{publish}
{head}
Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tỉnh Phú Thọ đã có hàng vạn thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, trong đó trên 1 vạn gia đình có từ 2 đến 6 con đi bộ đội. Tiếp nối truyền thống yêu nước của các thế hệ cha anh đi trước, trong thời bình, lớp lớp những người con Đất Tổ lại sẵn sàng xa quê nhà, đến các vùng biên giới, ngày đêm canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, cùng sống và chung tay xây dựng đời sống mới với Nhân dân địa phương.
Kỳ I: Một ngày ở Xín Cái
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc.
Đồn là nhà, biên giới là quê hương
Theo giới thiệu của các đồng chí chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, chúng tôi di chuyển hơn 5 giờ đồng hồ từ thành phố Hà Giang lên với Đồn Biên phòng Xín Cái, huyện Mèo Vạc.
Đồn biên phòng Xín Cái quản lý, bảo vệ biên giới có chiều dài 23,831km, gồm 72 mốc từ mốc 429 đến mốc 490+200 (trong đó 62 mốc chính 10 mốc phụ) cách trung tâm huyện Mèo Vạc 34km; địa bàn phụ trách 2 xã biên giới Xín Cái, Thượng Phùng, có 1.955 hộ/11.108 khẩu gồm 10 dân tộc cùng chung sống đan xen (Mông, Xuồng, Giáy, Tày, Nùng, Lô Lô, Kinh, Dao, Thái, Hoa). Trong đó, dân tộc Mông chiếm 70%, dân cư phân bố trên 32 thôn với 11 thôn giáp biên giới.
Thuộc một trong ba xã biên giới của huyện Mèo Vạc, Xín Cái là xã đặc biệt khó khăn, hội tụ đủ những yếu tố bất lợi về thổ nhưỡng, khí hậu. Tuy diện tích tự nhiên của Xín Cái rộng tới 3.590,51ha, song chủ yếu là núi đá, có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu.
Ở đây khí hậu khắc nghiệt, vào mùa Hè mưa nhiều gây sói mòn, sạt lở đất đá, lũ quét; mùa Đông thì nhiều tháng chìm trong sương mù, nhiệt độ xuống thấp tạo nên hiện tượng băng giá (có thời điểm âm 2 độ C) gây ra thiệt hại về giao thông, cây trồng, vật nuôi... Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Xín Cái gặp nhiều trở ngại, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao.
Đồn Biên phòng Xín Cái quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 23,831km, 72 mốc từ mốc 429 đến mốc 490+200.
Đón chúng tôi tại Đồn là Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng - Chính trị viên Đồn Xín Cái với cái bắt tay thân tình và lời chào hiền hậu: “Gặp được đồng hương ở nơi biên giới xa xôi thế này thật là xúc động!”.
Là người con của thành phố Việt Trì, Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng đã có hơn 30 năm xa nhà, gắn bó với vùng biên giới trên mảnh đất Hà Giang, anh chia sẻ: Trước khi về Xín Cái, tôi từng công tác ở các đồn Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì... Mỗi nơi đều để lại trong tôi nhiều ấn tượng và kỷ niệm khó quên.
Về với Thượng Phùng, Xín Cái - 2 địa phương giáp ranh với nước bạn Trung Quốc và còn nhiều khó khăn của tỉnh Hà Giang, tôi cảm nhận con người nơi đây vô cùng chất phác, đôn hậu. Mỗi mùa trong năm, nơi đây lại có những vẻ đẹp tự nhiên làm say đắm lòng người. Từng vạt hoa rừng nở dọc theo cung đường tuần tra, những thửa ruộng bậc thang chín vàng vào mùa thu hoạch hay nụ cười giòn tan của bà con nô nức xuống đồng xới cỏ, trồng ngô. Chính những điều đó làm tôi thực sự yêu và muốn gắn bó với nơi này.
Và với vai trò là Chính trị viên Đồn Xín Cái, Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng luôn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm “nêu gương” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tích cực trong chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ của đồn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới và phối hợp với cấp ủy, chính quyền xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Dấu ấn người lính biên phòng
Theo chân đồng chí Nguyễn Xuân Đồng và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái, chúng tôi đến nhà anh Giàng Mí Pó - người dân tộc Mông, thôn Xín Phìn Chư, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc.
Anh Giàng Mí Pó - người dân tộc H’Mông, thôn Xín Phìn Chư, xã Thượng Phùng chia sẻ về mô hình cải tạo vườn tạp để trồng lê và hoa tam giác mạch của gia đình.
Thấy “cán bộ bộ đội” đến thăm - anh Pó phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có 4 người con, trước kia hoàn cảnh khó khăn lắm. Năm 2018, vợ chồng tôi được cán bộ Bộ đội Biên phòng hỗ trợ 30 triệu đồng kinh phí xây nhà, con đầu lòng được làm con nuôi Đồn Biên phòng. Đến cuối năm 2021, lại được đơn vị hỗ trợ tiền mua cây giống, được hướng dẫn kỹ thuật cải tạo vườn tạp để trồng lê và hoa tam giác mạch cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đến đầu năm 2023, gia đình tôi đã thoát nghèo. Hiện nay gia đình tôi có 400m2 trồng lê, hoa tam giác mạch kết hợp nuôi thêm bò và chăn nuôi gia cầm tại nhà. Bản thân tôi cũng được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước...”.
Câu chuyện của gia đình anh Giàng Mí Pó cùng những đổi thay trong nhận thức, đời sống của người dân nơi đây chính là những minh chứng rõ nét về dấu ấn của Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng và những người lính biên phòng nơi miền biên viễn.
Với tinh thần, trách nhiệm của người lính, những năm qua, Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng và các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái không chỉ từng ngày, từng giờ tuần tra, canh gác, bảo vệ đường biên, cột mốc, gìn giữ an ninh trật tự khu vực biên giới mà còn tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia lao động sản xuất, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.
Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng (người ngoài cùng bên phải) giúp đỡ Nhân dân xã Thượng Phùng lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Thêm vào đó, một trong nhưng nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được đơn vị triển khai thực hiện thường xuyên đó là tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; thực hiện nghiêm Chỉ thị 01, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới cùng 3 văn kiện pháp lý về biên giới Việt - Trung.
Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Đồn Biên phòng Xín Cái đã tổ chức tuyên truyền được 155 buổi với 1.590 lượt bà con Nhân dân trên địa bàn về nội dung nâng cao cảnh giác trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm như: Mua bán người, tổ chức cho người khác đi nước ngoài trái phép, buôn lậu; không theo học đạo trái pháp luật; không di, dịch cư tự do, vượt biên trái phép sang Trung Quốc lấy chồng, làm thuê; làm tốt công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai...
Bên cạnh đó, đơn vị duy trì thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg tại 2 xã với 57 cá nhân hộ gia đình và 8 tập thể tham gia. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành của huyện Mèo Vạc tuyên truyền vận động 23 hộ với 151 khẩu từ bỏ đạo lạ “San sư khẻ tọ”, lập bàn thờ thờ cúng tổ tiên theo đúng phong tục tập quán dân tộc Mông.
Đồn cũng chú trọng triển khai nhiều chương trình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, cùng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, tặng quà cho trưởng thôn và các hộ tham gia tự quản đường biên cột mốc, tặng quà “Nâng bước em tới trường” với tổng giá trị các phần quà khoảng 100 triệu đồng. Bàn giao đưa vào sử dụng 10 nhà Đại đoàn kết dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, mỗi nhà trị giá 70 triệu đồng; cử lực lượng tham gia Chương trình “Tết trồng cây” năm 2024 tại 2 xã, trồng được 1.100 cây các loại.
Phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể của 2 xã góp 145 ngày công giúp dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, cải tạo, làm mới các tuyến đường liên thôn, tạo thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao thương buôn bán của bà con; mở rộng các đoạn đường tuần tra, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn...
Nhân dân xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc đã biết lựa chọn cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Đặc biệt, Đồn hỗ trợ tiền ăn, mua sắm đồ dùng học tập, quần áo, chăn màn cho 20 cháu học sinh thuộc Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” và chăm sóc, đỡ đầu cho 2 cháu thuộc chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” với mức hỗ trợ 7,4 triệu đồng/cháu/năm học.
Trung tá Phan Văn Toản- Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xín Cái cho biết: Là Chính trị viên Đồn Xín Cái, đồng chí Nguyễn Xuân Đồng đã khẳng định vai trò, trách nhiệm nêu gương, tích cực, chủ động cùng với cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng đoàn kết, lãnh đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Trên cương vị của mình, đồng chí đã có những tham mưu đúng, trúng cho đơn vị và chính quyền địa phương nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, từ đó tìm ra giải pháp thích hợp để chia sẻ, giúp đỡ người dân giảm nghèo, phát triển kinh tế, xóa bỏ những tập tục lạc hậu. Đồng chí là tấm gương sáng trong học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nói đi đôi với làm. Qua đó, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, có sức lan tỏa lớn trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, được lãnh đạo các cấp, các ngành tín nhiệm, Nhân dân đánh giá cao. Những đóng góp tích cực của đồng chí trong việc phối hợp với chính quyền 2 xã Xín Cái và Thượng Phùng đã góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân, xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.
Chia tay Thượng tá Nguyễn Xuân Đồng và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái, chúng tôi lại tiếp tục trên hành trình tìm hiểu cực Bắc của Tổ quốc với điểm đến tiếp theo là xã Má Lé, huyện Đồng Văn. Nơi đây có một người con Phú Thọ cũng đang công tác với hai vai trò: Cán bộ Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, hiện đang là cán bộ tăng cường xã Má Lé, giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã - Trung tá Trần Minh Phương.
Kỳ II: Màu áo xanh giữa đại ngàn biên giới
Vĩnh Hà - Phương Thúy - Như Quỳnh
baophutho.vn Giáo viên mầm non không chỉ là những người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, dạy bảo lời ăn tiếng nói cho trẻ, trên hành trình ươm những mầm xanh,...
baophutho.vn Giáo dục hòa nhập là chủ trương tiến bộ khi mang tới cho học sinh khuyết tật sự bình đẳng và cơ hội học tập. Thực tế, nhiều học sinh khuyết tật...
baophutho.vn Đạn pháo công phá suốt ngày đêm khiến cây rừng cháy rụi, núi đá bị băm vằm, lửa nung trắng xóa thành “lò vôi thế kỷ”. Thế nhưng, vững chắc hơn...
baophutho.vn Xóm Động, khu Đèo Mương 1, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, cách xa trung tâm xã cả chục cây số, đường quanh co, một bên là núi đá dựng, một bên vực...
baophutho.vn Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động những năm qua đã từng bước đi vào ổn định và ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đây là...
baophutho.vn Trên 300 cây lim xanh, nhiều cây có tuổi đời hàng trăm năm vẫn đương xanh tốt đã tạo nên một quần thể thực vật vô cùng độc đáo và hiếm có. Trải...
baophutho.vn Trước “ngưỡng cửa” thất truyền, nghề dệt thổ cẩm xóm Chiềng có thể “hồi sinh” hay không? Câu trả lời nằm ở sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của...
baophutho.vn Tháng 6, chúng tôi về Quảng Trị vào đúng dịp Kỷ niệm 52 năm cuộc chiến đấu anh dũng trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 28/6...
baophutho.vn Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân...
baophutho.vn Những ngày đầu tháng 5 đầy nắng, 44 cán bộ, ĐVTN của 3 đơn vị: Huyện đoàn Lâm Thao, Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ và Đoàn khối Doanh...
baophutho.vn Kết thúc chuyến hành trình ngược miền sơn cước tuần qua, món quà ý nghĩa mà chúng tôi mang về là những câu chuyện thú vị về làng, bản và tinh...
baophutho.vn Nắm bắt nhu cầu làm đẹp của người dân, các cơ sở cung cấp dịch vụ, đào tạo nghề tiêm filler, botox mọc lên “như nấm”. Sẽ không có gì đáng nói,...