
{title}
{publish}
{head}
Tổng cộng có gần 91.000 người tham gia biểu tình trên toàn quốc như thủ đô Paris, thành phố cảng Marseile, thành phố Lille, đặc biệt một số người đã có hành động quá khích, đụng độ với cảnh sát.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Paris (Nguồn: X)
Ngày 22/3, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố của Pháp, trong đó có thủ đô Paris, nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc và gia tăng tư tưởng cực hữu. Cuộc biểu tình diễn ra một ngày sau Ngày quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc.
Theo thông báo của Bộ Nội vụ Pháp, tổng cộng gần 91.000 người tham gia biểu tình trên toàn quốc, trong đó thủ đô Paris có khoảng 21.500 người, thành phố cảng Marseile 3.300 người và thành phố Lille ở phía Bắc có 2.600 người.
Nhiều người biểu tình mang theo các biểu ngữ chống chủ nghĩa phát xít. Người đứng đầu tổ chức SOS chống phân biệt chủng tộc, Dominique Sopo, cảnh báo đang có làn sóng chống người Hồi giáo và người nước ngoài ở nhiều nơi.
Liên đoàn Nhân quyền cũng cảnh báo về sự “gia tăng đáng báo động” các hành vi phân biệt chủng tộc. Evelyne Dourille, một công dân 74 tuổi ở Paris, cho rằng tư tưởng cực hữu đang có xu hướng gia tăng trên khắp châu Âu, gây ra nỗi sợ hãi tại Pháp.
Đáng chú ý, một số người biểu tình đã có các hành động quá khích như đụng độ với cảnh sát. Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, các cuộc đụng độ ở Paris đã khiến 3 người bị thương, trong đó có một cảnh sát chống bạo động, và 2 người bị bắt giữ. Ngoài ra, có thêm 3 người bị bắt giữ ở các thành phố khác.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Pháp cam kết sẽ thắt chặt chính sách nhập cư và kiểm soát biên giới.
Nguồn vietnam+
Các bộ trưởng EU cam kết tiếp tục đối thoại với phía Mỹ nhằm đạt được một giải pháp thương lượng, hướng đến việc giảm thuế, khôi phục ổn định và khả năng dự đoán cho hoạt động...
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch xây dựng thêm trung tâm tạm giữ người nhập cư trái phép tại 5 bang, tiếp tục các biện pháp cứng rắn về chính sách biên giới.
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các mẫu thư gửi đến lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào và Myanmar để thông báo về mức thuế quan mới.
Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế...
Sắc lệnh này sẽ trao gần như toàn bộ quyền quyết định chính sách giáo dục cho các bang và hội đồng địa phương, một viễn cảnh khiến các nhà hoạt động giáo dục theo khuynh hướng...
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 20-21/3 tại Brussels với một chương trình nghị sự dày đặc tập trung vào việc củng cố khả năng cạnh tranh của EU...
Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ thảo luận về cách giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine, tập trung vào các điều kiện thực thi thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất trước đó.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ cung cấp gần 2,5 tỷ euro trong năm 2025-2026 và hy vọng nó sẽ góp phần xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho người dân Syria.
Washington cùng các đồng minh châu Âu của Kiev đang tìm cách thúc đẩy Nga chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, trong khi Moskva nêu nhiều câu hỏi cần được giải đáp.