
{title}
{publish}
{head}
PTO- Trao đổi về việc trồng cây ăn quả như thế nào cho thu nhập cao, ông Đinh Quý Tính, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập huyện Thanh Sơn cho biết: Xã này có nhiều loại cây trồng, nhưng thành hàng hóa đáng kể, cho thu nhập thường xuyên chỉ có chuối phấn. Thứ cây trồng trên đồi cao, vừa ngọt, vừa thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, lá cung cấp cho người làm nem, làm bánh, bắp chuối thành rau cao cấp nên được dân vùng xuôi mỗi ngày đến mua đưa ra thị trường không dưới hai xe tải. Lúc nào người trồng chuối cũng có thu nhập, cộng dồn lại mỗi năm thu từ cây chuối phấn sánh ngang với lúa, ngô.
![]() |
Bưởi Diễn là loại cây ăn quả đang được nhiều hộ dân ở huyện Thanh Thủy lựa chọn. - Một vườn bưởi Diễn ở xã Trung Thịnh. |
Đây là một thực tế phổ biến với nhiều loại cây ăn quả ở một số địa phương, nhiều hộ coi cây ăn quả là sản phẩm phụ nhưng lại cho thu nhập chính. Do thu nhập khá mà nhiều năm nay cây ăn quả đang được các địa phương phát triển rộng khắp. Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp, đến hết năm 2013 diện tích cây ăn quả của tỉnh có khoảng trên 8,8 ngàn ha, sản lượng khoảng gần 97 ngàn tấn, giảm hơn năm 2011 khoảng 1,6 ngàn ha và 3 ngàn tấn quả. Những địa phương có diện tích, sản lượng cây ăn quả khá là: Đoan Hùng 1.880 ha, sản lượng xấp xỉ 6 ngàn tấn; Cẩm Khê 1.340 ha, sản lượng 11,15 ngàn tấn; Phù Ninh 1.200 ha, sản lượng 10 ngàn tấn; Hạ Hòa trên 1.000 ha, sản lượng 10 ngàn tấn; Lâm Thao 650 ha, sản lượng trên 11,3 ngàn tấn… Huyện thấp nhất là Tân Sơn có 200 ha, TP Việt Trì, TX Phú Thọ mỗi nơi có hơn 300 ha. Số liệu thống kê không có giá trị so sánh vì cây ăn quả không đồng nhất. Ví dụ như Lâm Thao có trên 600 ha nhưng chủ yếu là trồng chuối, nên sản lượng 13 ngàn tấn chuối xanh không thể so với vài trăm tấn vải, bưởi, cam, quýt… của Phù Ninh, Đoan Hùng... Qua số liệu thống kê và sản lượng quả cho thấy rõ, cây ăn quả đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi, đây thực sự là thế mạnh của nhiều hộ và một số địa phương. Hiệu quả của cây ăn quả mang lại cũng cao hơn hẳn các loại cây trồng truyền thống. Điển hình như bưởi Chí Đám cho thu nhập khoảng trên 470 triệu đồng/ha, bưởi Bằng Luân của Đoan Hùng khoảng 275 triệu đồng/ha; các loại chuối, đu đủ, táo, hồng Gia Thanh… đều cho thu từ 150 đến vài trăm triệu đồng ha, cao hơn nhiều so với trồng lương thực, rau màu, bạch đàn.
Là tỉnh trung du, miền núi có ba vùng sản xuất, lao động dồi dào lại ở sát thủ đô Hà Nội, Phú Thọ có tiềm năng, thị trường để phát triển các loại cây ăn quả. Trong lịch sử bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc, chuối, dứa… đã có tên tuổi khắp nước, song để nhân rộng thành sản phẩm hàng hóa lại là vấn đề đáng suy nghĩ. |
Theo khảo sát của Hội làm vườn và ngành nông nghiệp, hiện nay đất có thể trồng được cây ăn quả của tỉnh lên tới hàng trăm ngàn ha, trong đó có thể bố trí trồng chuyên cây ăn quả tới hàng chục ngàn tập trung ở vùng đất bãi ven sông, gò đồi, vườn nhà nông thôn… Điều kiện tự nhiên ở vùng trung du thuộc đới khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai mầu mỡ nên có thể trồng được nhiều loại cây ăn quả, thích hợp nhất là cây có múi như: Bưởi, cam, quít, chuối, vải, táo, xoài, hồng… Tuy năng suất, chất lượng có khác nhau nhưng những loại cây ăn quả kể trên trong tỉnh địa phương nào cũng trồng được, nhưng quy hoạch thành vùng hàng hóa mang tính chuyên canh, tạo thành hàng hóa có quy mô lớn không nhiều. Ngoài vùng trồng chuối của một số xã thuộc huyện Lâm Thao còn lại chưa có loại quả nào tạo thành khối lượng lớn. Ngay như bưởi đặc sản Đoan Hùng tuy đã có thương hiệu nhưng khối lượng sản phẩm rất khiêm tốn, ngay ở Đoan Hùng còn khó tìm mua. Hồng Gia Thanh là đặc sản ngon song sản lượng quá ít, nhiều người chỉ nghe mà không có điều kiện thưởng thức, vì sản lượng chưa có nhiều để bán. Sở dĩ có tình trạng trên do nhận thức và chính sách đầu tư cây ăn quả còn hạn chế. Qua nhiều năm kinh tế khó khăn cây ăn quả ít được chú trọng quy hoạch, đầu tư phát triển; gần đây một số địa phương như Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh… có quy hoạch đầu tư cho dự án trồng bưởi, chuối, hồng song diện tích tập trung vẫn chưa nhiều, còn lại nhiều nơi coi cây ăn quả là cây trồng phụ. Điển hình nhất là dự án trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng, sau hơn 7 năm đầu tư khôi phục phát triển vùng bưởi đặc sản, tỉnh và Trung ương đầu tư khá nhiều kinh phí, KHKT…, nhưng đến nay mới hình thành được gần một ngàn ha, trong đó có khoảng 300 ha cho quả. Nhiều năm trước các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn đã có dự án phát triển cây chuối phấn vàng đặc sản nhưng mới được vài trăm ha, nằm rải rác, phân tán khắp nơi, số xã có hàng hóa tập trung như Tân Lập rất hiếm. Huyện Lâm Thao quy hoạch hình thành vùng trồng chuối dọc theo sông Hồng được trên 700 ha; dự án trồng bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn là tương đối tập trung; còn lại các vùng cây ăn quả khác đều ở tình trạng manh mún, phân tán theo quy mô hộ, ở nhiều xã theo hình thức tự phát nhằm tận dụng đất vườn, đất bãi. Với cách phát triển này hiệu quả mang lại chỉ giải quyết một phần thu nhập cho từng hộ, không tạo thành vùng hàng hóa lớn; sản phẩm chủ yếu bán lẻ, không có thương hiệu. Đặc biệt một số quả có thương hiệu như bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, chuối phấn vàng được đánh giá chất lượng tốt, nhưng quy mô nhỏ chưa thành vùng hàng hóa lớn, khách hàng muốn mua cũng khó tìm.
Để phát triển cây ăn quả thành thế mạnh, thời gian tới từng địa phương cần xác định rõ lợi thế, có quy hoạch và chính sách phát triển. Quan điểm của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng trở thành vùng hàng hóa có quy mô, thông qua đầu tư thâm canh tăng năng suất, quản lý chất lượng để giữ vững thương hiệu; đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn ra những vùng có điều kiện để đưa cây bưởi thành cây ăn quả chủ lực; khuyến khích từng địa phương có điều kiện quy hoạch phát triển các cây hồng, chuối, táo, đu đủ, xoài, vải… để khai thác tiềm năng đất đai, lao động. Trong sản xuất các địa phương cần chú trọng ứng dụng kỹ thuật, nhất là lựa chọn giống, đầu tư thâm canh cho năng suất cao, từng bước nghiên cứu tạo uy tín thương hiệu chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất là cần đảm bảo tính hiệu quả, tránh phát triển theo phong trào.
Quốc Vượng
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 8/4/2025
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 7/4/2025
Trước thực trạng, cá tầm nhập lậu vẫn tiếp tục tràn lan ở thị trường trong nước gây khó khăn không chỉ cho các doanh nghiệp nuôi,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 15 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,2%/năm...
PTO- Thoát khỏi xã nghèo khi chương trình 135 giai đoạn 1 kết thúc, giai đoạn 2 xã Yên Lãng (Thanh Sơn) có 3 khu đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình này.
PTO- Vốn là doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần, hoạt động độc lập, tự chủ trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế...
PTO- Sống ven tả ngạn Thao giang, cũng như phần lớn người dân trong xã Bản Nguyên (Lâm Thao), đến giờ ông Nguyễn Trọng Hiến - Phó Chủ tịch UBND xã vẫn không thể quên trận vỡ đê...
PTO- Cẩm Khê là huyện có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Cho đến tận bây giờ không một ai ở đây còn nhớ chính xác những làng nghề có từ bao giờ...
PTO- Năm 2013, huyện Đoan Hùng tiếp tục xác định phát triển giao thông nông thôn là nhiệm vụ quan trọng đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...
PTO- Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng…
PTO- Trong 5 năm 2008-2013, thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn và xây dựng nông thôn mới, xã Đông Thành (huyện Thanh Ba) đã tích cực huy động nhiều nguồn...
PTO- Tới xã Võ Miếu (Thanh Sơn) vào đúng hôm trời nắng. Dọc tuyến đường dẫn vào UBND xã, nhiều xưởng chế biến gỗ đang hoạt động nhộn nhịp, những tấm ván gỗ mỏng được bóc ra,...