{title}
{publish}
{head}
Ngay từ hạ tuần tháng 6, đầu tháng 7, cộng đồng xã hội và hàng triệu khách hàng có đăng ký sử dụng tài khoản, giao dịch trực tuyến qua ngân hàng... quan tâm nhiều đến cụm từ “cài đặt sinh trắc học” (STH) bởi theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (QĐ 2345) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng, bắt đầu từ 1/7/2024, các giao dịch chuyển tiền 10 triệu đồng/lần hoặc hơn 20 triệu/ngày và một số giao dịch ngân hàng trực tuyến khác bắt buộc phải xác thực STH bằng khuôn mặt.
Đây là nỗ lực lớn của ngành Ngân hàng trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo an toàn, thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch. Trên thực tế, ngành Ngân hàng đã và đang làm tất cả những gì có thể để đưa QĐ 2345 nhanh chóng vào cuộc sống.
Khách hàng đến giao dịch, thực hiện xác thực STH tại Agribank Chi nhánh Phú Thọ.
Bảo mật an toàn, gia tăng lợi ích
Theo Thời báo Ngân hàng, hiện nay có trên 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân, tương ứng với hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017 - 2023 đạt trên 100%/năm...
Thực tế cũng chứng minh, người dân ngày càng thích ứng, tiếp cận, sử dụng nhiều hơn các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch, mua bán hàng hóa do những tiện ích mà nó đem lại, thay vì phải sử dụng tiền mặt, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là có thể hoàn thành giao dịch. Đó là chưa kể với những giao dịch có số lượng tiền mặt lớn vừa khó bảo vệ an toàn vừa dễ nhầm lẫn.
Thời gian qua, những tiện lợi, tiện ích mà các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng mang lại là rất lớn, tuy nhiên, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trước nguy cơ bị tấn công mạng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Nhân viên tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Khê tư vấn, hỗ trợ khách hàng cài đặt STH.
Vì vậy, QĐ 2345 sẽ giải quyết được 2 vấn đề quan trọng là chấm dứt tình trạng mở tài khoản ngân hàng bằng giấy tờ giả và xóa bỏ việc mở tài khoản bằng giấy tờ thật nhưng không phải chính chủ người đó mở. Việc xác thực STH theo yêu cầu của QĐ 2345 sẽ xác định đúng tài khoản, đúng người có căn cước công dân được Bộ Công an cấp.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, xác thực STH chính là tạo thêm một lớp bảo vệ nữa, ngân hàng không bỏ một bước bảo mật nào nên chỉ an toàn hơn cho khách hàng. Đây là “chiến dịch” lớn, là yêu cầu bắt buộc nhằm gia tăng bảo mật an toàn và lợi ích, bảo vệ tài sản cho khách hàng. Ngay cả trong trường hợp khách hàng làm mất giấy tờ, bị kẻ xấu mang đến ngân hàng giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền cũng khó thực hiện được vì có STH khuôn mặt để xác nhận chính chủ hay không...
Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, ngay 3 ngày đầu khi QĐ 2345 có hiệu lực, tức là đến 17 giờ ngày 3/7 đã có 16,6 triệu tài khoản ngân hàng được kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu của Bộ Công an nhằm loại bỏ những tài khoản giả mạo không chính chủ, được lập bằng giấy tờ giả. 16,6 triệu tài khoản khách hàng đã được xác thực STH chỉ 3 ngày đầu tương đương với số tài khoản mở mới trong vòng 1 năm của ngành Ngân hàng, trong đó đã có ngân hàng thương mại xác thực cho 2,6 triệu tài khoản trong ngày đầu 1/7, gấp 10 - 20 lần so với ngày bình thường, một số ngân hàng còn triển khai xác thực STH cho khách hàng ngay từ trong tháng 6. Đến chiều 5/7, đã có 19 triệu tài khoản được xác thực STH...
Tạo thuận lợi, an toàn cho xác thực STH
Để tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện STH, Ngân hàng Nhà nước đã sớm chỉ đạo các đơn vị tăng cường truyền thông, hướng dẫn phương thức thực hiện đến toàn bộ khách hàng, chuẩn bị sẵn phương án, kênh hotline và bố trí cán bộ trực 24/7 để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khách hàng đăng ký, sử dụng thông tin xác thực STH.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Trung tâm dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và các tổ chức có liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký, sử dụng dịch vụ xác thực bằng STH đi đôi với triển khai các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin, các ngân hàng nghiêm túc thực hiện chống giả mạo, chống công nghệ deepfake, giả mạo ảnh tĩnh...
Giao dịch viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tại Phú Thọ hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng cài đặt STH.
Trong cùng động thái, nhằm triển khai nhanh, kịp thời, hiệu quả QĐ 2345 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của khách hàng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo hệ thống các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích khi thực hiện STH trong các giao dịch trực tuyến qua ngân hàng; kiểm tra, rà soát hạ tầng công nghệ thông tin, kết hợp sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội để đa dạng hóa hình thức phổ biến, hướng dẫn người dân triển khai thực hiện.
Cùng với đó, bố trí lực lượng, phân công cán bộ trực tại các ngân hàng để kịp thời tư vấn, giải đáp, hướng dẫn, giúp đỡ người thực hiện STH, đảm bảo an toàn, thông suốt, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, cảnh giác với hoạt động lừa đảo hỗ trợ cập nhật STH...
Với sự chủ động, tích cực, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, việc “phủ sóng” STH trên cả nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng đã và đang được triển khai hiệu quả, tạo bước đột phá, góp phần bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn tài sản cá nhân, gia tăng lợi ích cho khách hàng, đồng thời tăng cường phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả tội phạm sử dụng công nghệ cao và các loại tội phạm khác đối với lĩnh vực, hoạt động ngân hàng.
Hoàng Anh
baophutho.vn Giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo, giả mạo văn bản, thương hiệu, trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt...
Từ 15 giờ ngày 21/11, giá xăng E5 RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 64 đồng/lít; dầu hỏa giảm 67 đồng/lít, song dầu mazut tăng...
baophutho.vn Mới đây, xã Cao Xá và Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là xã Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục....
baophutho.vn Xác định phát triển nông nghiệp hàng hoá đúng hướng sẽ tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã chủ động đề ra...
baophutho.vn Xác định lâm nghiệp là tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế của tỉnh, những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển lâm...
baophutho.vn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa đã tạo cho...
baophutho.vn Bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) là nhiệm vụ chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại cũng như sự bền vững cho tương lai. Với ý...
baophutho.vn Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) được triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp,...
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng, với mức tăng trưởng tăng lên 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
baophutho.vn Qua các cơn sốt thu mua nông sản “lạ” như: Đỉa, ốc bươu vàng, giun đất, móng chân trâu, lá vải khô... của thương lái nước ngoài, cho đến nay,...
baophutho.vn Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong những nội dung lớn...
baophutho.vn Để thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, những năm qua, cùng với tập trung...