{title}
{publish}
{head}
Sáng 28/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thành Nam phát biểu tại phiên toàn thể ở hội trường.
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ phát biểu về vấn đề thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt. Theo đại biểu, thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều loại án rất khó, rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu, việc tổ chức xét xử phải chuyên nghiệp và người thẩm phán tham gia giải quyết các loại án này phải có trình độ cao, không chỉ về pháp luật mà cả về lĩnh vực chuyên môn tương ứng, nhất là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, phá sản và hành chính. Thẩm phán được chuyên môn hóa càng sâu, càng cụ thể lĩnh vực xét xử thì hiệu quả, chất lượng sẽ được nâng lên. Các Tòa án sơ thẩm chuyên biệt được thành lập cũng bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động, phát huy trình độ chuyên môn sâu của thẩm phán, hội thẩm trong xét xử, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các loại việc này. Việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt về hành chính, sở hữu trí tuệ, phá sản là để thể chế hóa yêu cầu xây dựng Tòa án chuyên nghiệp được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội; đồng thời, không giống với việc thành lập các tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập với số lượng rất hạn chế trong cả nước.
Về tham dự vào hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp. Đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị “Việc ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp”. Đồng tình với quan điểm trên, các đại biểu cho rằng, quy định trên nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân được hiến định tại Điều 3 Hiến pháp: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Về Thẩm phán Tòa án nhân dân. Khác với công chức hành chính khác, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, là chức danh tư pháp đặc thù, trực tiếp giải quyết vụ án và chịu trách nhiệm về phán quyết của mình khi xét xử. Theo đó, các ý kiến đồng tình với quy định ngạch Thẩm phán TAND tối cao và ngạch Thẩm phán là cơ bản phù hợp với đặc thù công tác xét xử; khắc phục được nhiều vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Đối với ngạch Thẩm phán, các ý kiến đề nghị phải quy định các bậc Thẩm phán để có cơ sở bố trí Thẩm phán tại từng cấp Tòa án và sắp xếp vị trí việc làm theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động.
Kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, với tinh thần làm việc rất khẩn trương, trách nhiệm cao, trong phiên thảo luận hội trường sáng nay đối với dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã có 39 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, không khí thảo luận rất dân chủ, sôi nổi, các đại biểu phát biểu rất cụ thể, chi tiết, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm cao. Các ý kiến phát biểu cơ bản đánh giá cao Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thống nhất với nhiều nội dung cơ bản của dự thảo Luật.
Khổng Thủy
Ngày 21/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.
baophutho.vn Không chỉ làm tốt chức năng quyết định và giám sát, HĐND tỉnh còn có nhiều đổi mới trong hoạt động TXCT và tiếp công dân. Nhờ đó, cử tri thêm...
baophutho.vn Ngày 28/5, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Công Thực - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh...
baophutho.vn Ngày 27/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Đinh Công Thực - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách...
baophutho.vn Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý...
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và vừa được trình lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên...
baophutho.vn Chiều 25/5, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, Đoàn ĐBQH các tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương tham gia thảo luận tại Tổ về một số nội dung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trình Ủy ban xem xét, quyết định trong năm 2024.
baophutho.vn Chiều 24/5 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh...
baophutho.vn Ngày 24/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh,...
Quốc hội sẽ dành thời gian trên hội trường để thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); thảo luận ở tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...
baophutho.vn Sáng 23/5, tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển...