{title}
{publish}
{head}
Hướng tới năm học mới, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách văn học “Ngàn năm sử Việt”, chọn lọc các tác phẩm nổi tiếng nhất viết về lịch sử của nhiều tác giả. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử sâu rộng, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn, khơi gợi trí tò mò và tình yêu lịch sử dân tộc.
Bộ sách hiện đã ra mắt 9 cuốn: Cờ lau dựng nước (Ngô Văn Phú); Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Nguyễn Anh); Sừng rượu thề (Nghiêm Đa Văn), Ỷ Lan phu nhân (Hoài Anh); Hưng Đạo vương (Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc); Khói mây Yên Tử (Vũ Ngọc Tiến); Ông Trạng thả diều (Hà Ân); Ngựa ông đã về (Hoài Anh); Hoàng đế anh minh (Ngô Văn Phú). Là những tác phẩm văn học độc lập, nhưng khi được tập hợp trong bộ Ngàn năm sử Việt, người đọc sẽ có một cái nhìn khá bao quát và tổng thể về lịch sử Việt Nam.
Bộ sách có chung một diện mạo với phần tranh bìa công phu của họa sĩ Nguyễn Công Hoan. Ảnh: NXB Kim Đồng
9 cuốn sách trong bộ sách Ngàn năm sử Việt là những câu chuyện kể về danh nhân lịch sử có thật đã có ảnh hưởng lớn trong lịch sử dân tộc. Từ câu chuyện của các anh hùng, người đọc hiểu hơn câu chuyện lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Những con người kiệt xuất đó, có người là bậc minh quân, có người là vị chỉ huy quân sự tài ba, có người là dũng tướng, có người là “người thầy của muôn đời”, có người là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất... Với cảm hứng ngợi ca mãnh liệt, bộ sách thắp lên trong mỗi người đọc niềm tự hào về truyền thống lịch sử, tình yêu đất nước.
Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, bộ sách Ngàn năm sử Việt thể hiện tư duy và cách làm mới tác phẩm của Nhà xuất bản Kim Đồng mang lại diện mạo mới mẻ, hiện đại cho từng cuốn sách và sự tin cậy cho bộ sách, với những thông tin ngắn gọn về bối cảnh thời đại, hoàn cảnh lịch sử câu chuyện diễn ra. Bộ sách có chung một diện mạo với phần tranh bìa công phu của họa sĩ Nguyễn Công Hoan.
Bộ sách này phù hợp với nhiều lứa tuổi, các bạn học sinh phổ thông, phụ huynh và các thầy cô giáo, người yêu lịch sử... Bộ sách rất phù hợp giới thiệu đến hệ thống thư viện trường học và thư viện gia đình, quà tặng.... Bộ sách sẽ tiếp tục bổ sung các cuốn mới trong thời gian tới, dự kiến khoảng 30 cuốn.
Theo Arttimes
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Chile sẽ hợp tác để dịch và xuất bản 12 cuốn sách thuộc bộ truyện Papelucho - truyện thiếu nhi kinh điển của Chile - ra tiếng Việt.
Lễ Bế mạc và Trao giải thưởng của LHP Quốc tế Hà Nội - HANIFF VII được THTT vào 20h00 ngày 11/11 trên kênh VTV2.
Tác phẩm “Cây bút & cây súng” (truyện ký, NXB Hồng Đức, 2017) của các nhà văn - nhà báo khóa 12, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi nghĩ, rất phong phú đa...
Bộ phim khắc họa xúc động hình ảnh những người lính hải quân luôn vững vàng tay súng, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi”, viết về những anh hùng đã chiến đấu và...
Tháng 3 năm 1967, một đoàn sinh viên năm thứ tư, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về thực tập tại các đại đội Thanh niên xung phong thuộc đội N57 tỉnh Lạng Sơn. Các...
Là một nhà văn hóa lỗi lạc, có tâm hồn yêu văn học nghệ thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận ra giá trị của văn hoá là hồn cốt của dân tộc, hiểu, xác định đúng và rõ vai...
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ấn hành cuốn sách Trở về trong giấc mơ . Đó là câu chuyện cảm động về mối tình thời chiến của cầu thủ bóng đá trẻ với nữ diễn viên...
“Once upon a bridge in Vietnam” là bộ phim tài liệu đầu tiên về Việt Nam của đạo diễn Bibonne với mong muốn kết nối Pháp và Việt Nam thông qua âm nhạc trong hành trình tìm về cội nguồn.
Những ngày cuối xuân, núi rừng Tây Bắc bạt ngàn sắc trắng hồng của những đoá ban và những bông hoa đào nở muộn, còn sót lại. Màu hoa lẫn với màu trời bàng bạc, bảng lảng sương...
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954-21/7/2024) và 70 năm giải phóng Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024),
Ban tổ chức sẽ chọn 117 tác phẩm vào vòng chung khảo: Báo in chọn 25 tác phẩm; Báo điện tử chọn 25 tác phẩm; Phát thanh chọn 22 tác phẩm; Truyền hình chọn 25 tác phẩm; Ảnh báo...