
{title}
{publish}
{head}
Nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, 3,8ha chè của gia đình chị Lê Thị Lan ở khu 6, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn (hàng đầu, bên phải) đã được đầu tư trồng lại và chăm sóc tốt cho thu nhập ổn định mỗi tháng từ 7-8 triệu đồng.
PTĐT - Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có ý nghĩa lớn đối với những hộ mới thoát nghèo được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) triển khai đó là hỗ trợ vay vốn theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 5 năm triển khai, nguồn vốn này đã tiếp sức kịp thời cho hàng chục nghìn hộ mới thoát nghèo tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, qua đó thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.
Đòn bẩy giúp chống “tái nghèo”
Gia đình chị Nguyễn Thị Quyên ở khu 5 Viết Xuân, xã Minh Hòa, huyện Yên Lập là một trong những hộ mới thoát nghèo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH. Được biết, trước đây gia đình chị Quyên được Ngân hàng CSXH và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Lập cho vay vốn để đầu tư trồng chè, trồng rừng và chăn nuôi. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả, năm 2016 gia đình chị Quyên thoát nghèo. Năm 2018, khi được vay vốn theo chương trình hộ mới thoát nghèo, anh chị tiếp tục đầu tư vào nuôi bò, trồng nhãn, trồng bưởi, phát triển kinh tế hộ. Đến nay, ngoài hơn 2ha chè và gần chục ha rừng, từ cặp bò đầu tiên mua từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH huyện, gia đình chị Quyên có thêm 2 bê con và trồng thêm được vườn bưởi 150 gốc, vườn nhãn 100 gốc đã bắt đầu cho quả. Gia đình chị Quyên ổn định cuộc sống, nhờ có nguồn thu nhập tăng thêm từ trồng trọt, chăn nuôi. Có điều kiện, con cái được học hành, xây dựng nhà cửa khang trang… gia đình chị trở thành một trong những gia đình điển hình thoát nghèo bền vững của xã và huyện.
Cũng là một trong những điển hình từ hộ nghèo, gia đình chị Lê Thị Lan ở khu 6 xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn hiện có 3,8ha chè đang thu hoạch, cho thu nhập ổn định từ 7-8 triệu đồng/tháng. Ngoài trồng, chăm sóc diện tích chè của gia đình, chị Lan còn thu mua chè của bà con trong xã, mở xưởng sơ chế chè bán cho các nhà máy trong khu vực. Chị Lan cho biết, gia đình chị vay vốn Ngân hàng CSXH để trồng chè và mở xưởng sơ chế chè từ nhiều năm nay. Từ một hộ nghèo, sau 7-8 năm trồng chè, gia đình chị đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định và có tích lũy. Tuy nhiên, năm 2018 chồng chị bỗng nhiên bệnh nặng. Hơn một năm nằm viện chữa trị ung thư mà không qua khỏi, từ hộ khá của xã, gia đình chị có nguy cơ trở lại thành hộ nghèo. Nhìn mấy đồi chè của gia đình không được chăm sóc, chị quyết định vay vốn phục hồi kinh tế. Được sự giúp đỡ của Hội phụ nữ xã và Ngân hàng CSXH huyện Tân Sơn, chị Lan được vay 25 triệu đồng theo chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo. Vốn tính cần cù, chịu khó cộng với những kiến thức về trồng, chăm sóc chè tích lũy trước đây, chỉ sau một năm gần 4ha chè của gia đình chị được chăm sóc, trồng lại và tiếp tục bật chồi, ra búp. Năm nay, gia đình chị đã hoàn thành việc trả nợ cho Ngân hàng và đang lên kế hoạch vay thêm vốn để mở rộng diện tích trồng chè giống mới chất lượng cao cũng như đầu tư máy móc phát triển nâng cấp xưởng sơ chế và mở rộng việc thu mua chè trong dân. Chị Lan chia sẻ: Để có được như ngày hôm nay, Ngân hàng CSXH huyện Tân Sơn, cán bộ Hội Phụ nữ xã Tam Thanh và tổ tiết kiệm và vay vốn của khu đã giúp đỡ tôi rất nhiều... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục sử dụng đồng vốn có hiệu quả, chấp hành trả nợ gốc, lãi đầy đủ đúng theo định kỳ, đồng thời có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và vận động bà con làng bản, thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, chấp hành tốt quy ước hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, vươn lên làm giàu chính đáng.
Tiếp tục đẩy mạnh cho vay hộ mới thoát nghèo
Gia đình chị Lan, chị Quyên cũng như hơn 11.770 lượt hộ mới thoát nghèo khác trên địa bàn tỉnh đã và đang thụ hưởng ưu đãi từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Trước đây, nguồn vốn tín dụng ưu đãi chỉ tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sau khi các hộ thoát nghèo không còn được tiếp tục vay ưu đãi, khó tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại nên không ít hộ đã tái nghèo trở lại. Qua đó, có thể thấy những hộ mới thoát nghèo cũng là đối tượng cần được quan tâm hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để tạo nguồn lực, đảm bảo cho thoát nghèo bền vững. Đây cũng là ý nghĩa thiết thực từ chương trình cho vay vốn hộ mới thoát nghèo của Ngân hàng CSXH.
Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ đã mở rộng thêm đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi, đó là các hộ mới thoát nghèo. Đây là những gia đình đã từng là hộ nghèo, cận nghèo qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm. Mức cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ SXKD đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
Hiện nay, Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh đã và đang thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ tín dụng đạt trên 5.000 tỷ đồng, với trên 122 ngàn khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo từ năm 2015 đến nay là gần 512 tỷ đồng với 11.772 lượt hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn. Mức cho vay bình quân một hộ từ 33,74 triệu đồng/hộ năm 2015 lên 47,93 triệu đồng/hộ năm 2019, tăng 14,19 triệu đồng/hộ. Ước thực hiện đến hết năm 2020 đạt khoảng 603 tỷ đồng với 13.612 lượt hộ mới thoát nghèo được vay. Hiện nay, dư nợ chương trình đạt 424 tỷ đồng, chiếm 10,13% tổng dư nợ tại Chi nhánh, với 9.895 khách hàng đang còn dư nợ (chiếm 8,1%/ tổng số khách hàng có dư nợ tại ngân hàng CSXH). Đây cũng là chương trình có dư nợ cao thứ 5 tại chi nhánh với bình quân mỗi năm, dư nợ chương trình hộ mới thoát nghèo tăng 75 tỷ đồng. Đồng thời cũng là chương trình tín dụng chính sách duy nhất của Chi nhánh không có nợ quá hạn và nợ khoanh.
Ông Nguyễn Thanh Tĩnh - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo được xem là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là các hộ dân. Nguồn vốn này kịp thời “tiếp sức” cho các hộ mới thoát nghèo tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn một số hạn chế như: Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được áp dụng cho các gia đình ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vòng 3 năm chưa đủ đảm bảo thời gian để các hộ có điều kiện thoát nghèo bền vững; thời hạn cho vay tối đa 5 năm chưa phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của một số cây trồng, vật nuôi (vì hiện nay các hộ mới thoát nghèo chủ yếu sử dụng vốn đầu tư vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ,…); hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương chưa cao, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách vẫn còn hạn chế.
Để tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của tín dụng CSXH, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, ngày 06/3/2020, UBND tỉnh có báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo khi hết thời hạn quy định (31/12/2020) để người dân có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính sách, phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. Đồng thời cho phép kéo dài thời gian được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa là 5 năm; kéo dài thời hạn cho vay tối đa lên 10 năm để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các loại cây trồng, vật nuôi có thời gian sinh trưởng dài như trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc... Mở rộng cho vay đối với người lao động là thành viên của hộ mới thoát nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Đinh Vũ
Những năm qua, hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Thanh Ba đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính ...
Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy giúp ...
Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy giúp ...
Thời gian qua, từ chương trình chính sách tín dụng ưu đãi, hàng ngàn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. ...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tam Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung ...
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông ...
Phương thức ủy thác vốn vay tín dụng chính sách thông qua hệ thống các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong suốt những năm qua đã khẳng định tính ưu ...
Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và ...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 11/4/2025
baophutho.vn Nhân kỷ niệm Ngày Hợp tác xã (HTX) Việt Nam 11/4, Tháng hành động vì HTX và Năm Quốc tế HTX 2025, Liên minh HTX tỉnh đã ban hành kế hoạch, quy...
PTĐT - Mảnh đất đồng bằng Đỗ Xuyên nằm ở phía Nam huyện Thanh Ba, dọc theo chiều dài dòng sông Hồng hiền hòa,...
PTĐT - Xuất hiện từ khoảng hơn nửa thế kỉ trước, nghề dệt mành cọ nổi tiếng ở vùng đất Đoan Hùng. Từng được coi là nghề làm giàu của người dân nơi đây, song,
PTĐT - Chiều 12-6, kể từ 15 giờ giá xăng E5RON92 đã được điều chỉnh tăng lên mức 13.390 đồng/lít; giá xăng RON95-III lên mức 14.080 đồng/lít theo quyết định của Liên Bộ Công...
PTĐT - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Liên minh hợp tác xã (LMHTX) tỉnh Phú Thọ đã tổ chức, triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực, chủ động góp phần đưa phong trào kinh tế...
PTĐT - Từ đầu tháng 5 đến nay, thời tiết ở miền Bắc chuyển dần sang mùa nóng, đặc biệt những ngày gần đây nhiệt độ liên tục ở mức trên 34, 350C khiến nhu cầu về sử dụng các...
PTĐT- Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Sơn đạt được những kết quả tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo.