
{title}
{publish}
{head}
Từ lâu, trò chơi dân gian đã trở thành một phần không thể thiếu của các lễ hội truyền thống trên vùng Đất Tổ. Nếu phần lễ được thực hiện với các nghi thức linh thiêng để tỏ lòng thành kính tri ân công lao các bậc tiền nhân, thì phần hội lại càng tưng bừng, náo nhiệt với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian đặc sắc. Tại đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, mà còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian độc đáo. Vượt qua thời gian, trò chơi bịt mắt đập niêu đất vẫn giữ được sức hấp dẫn và giá trị văn hóa đặc trưng, minh chứng cho sự kết nối giữa các thế hệ và sự gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc Việt.
Bịt mắt đập niêu là trò chơi dân gian đặc sắc tại Lễ hội Đền Lăng Sương.
Được biết đến là một trong 3 lễ hội lớn của vùng Đất Tổ bên cạnh Lễ hội Đền Hùng (thành phố Việt Trì) và Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa), thì Lễ hội Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) được tổ chức trong 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Tản, gia đình ngài và hai bộ tướng. Nằm trong số các hoạt động không thể thiếu trong phần hội, trò chơi bịt mắt đập niêu luôn được đông đảo du khách yêu thích, đón nhận. Trong khu vực sân chơi, tiếng hò reo cổ vũ, tiếng nói cười rộn ràng, người chơi ai nấy đều háo hức chờ đợi được thử vận may và sự khéo léo của mình.
Lần đầu thử sức chơi đập niêu tại lễ hội, bà Nguyễn Thị Minh, 53 tuổi, du khách đến từ Việt Trì không khỏi hồi hộp, phấn khích. Sau khi đôi mắt được bịt kín bằng một dải vải đỏ thắm, theo hiệu lệnh của ban tổ chức, bà Minh dò từng bước cẩn trọng tiến về phía trước theo sự chỉ dẫn của đám đông. Từ vạch xuất phát đến điểm đập niêu ước chừng 3m, khoảng cách tuy không xa nhưng cũng đủ để thách thức kỹ năng phán đoán phương hướng của người chơi.
Nhiều lứa tuổi tham gia trò chơi tại Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa (thành phố Việt Trì).
Bà Minh phấn khởi chia sẻ: “Trò chơi này tưởng dễ mà lại khó. Cái khó là khi mắt bị bịt kín thì khả năng định hướng bị hạn chế, mặc dù có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các khán giả đứng xung quanh nhưng không phải ai cũng có thể tìm đúng vị trí và đập vỡ niêu đất. Tôi may mắn đánh trúng nhưng lực đánh còn nhẹ nên không thể đập vỡ chiếc niêu. Tuy không giành được phần thưởng nhưng tôi thấy rất vui vì điều quan trọng nhất là được tham gia trò chơi dân gian đã từng gắn bó tuổi thơ, tận hưởng không khí vui tươi trong ngày hội và tạo thêm tiếng cười cho mọi người".
Bên cạnh các trò chơi dân gian khác như: Bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh trống... thì bịt mắt đập niêu là trò chơi dân gian phổ biến góp vui trong nhiều lễ hội lớn nhỏ tại khắp các địa phương như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Lễ hội Đình Hùng Lô (thành phố Việt Trì), Lễ hội Đình Ngũ Giáp (xã Mạn Lạn, huyện Thanh Ba), Lễ hội Đình Vĩnh Xá (xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh),...
Song dù ở bất kỳ đâu, trò chơi dân gian này vẫn luôn là món ăn tinh thần được đông đảo người dân đón nhận, bởi trò chơi này không chỉ đơn thuần là một trò vui chơi giải trí, mà đây còn phản ánh sâu sắc giá trị văn hóa và truyền thống của người Việt. Nó gắn liền với những phong tục tập quán cổ truyền và là cách thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên. Đây cũng là cơ hội để các thế hệ trẻ hiểu và gìn giữ các giá trị văn hóa quý báu.
Qua việc tham gia trò chơi này, người dân không chỉ được trải nghiệm niềm vui, rèn luyện sự khéo léo, nhạy bén trong phán đoán, mà còn cảm nhận được sự gắn bó và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, cùng phấn đấu vươn lên và luôn có niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Thùy Phương
baophutho.vn Tháng Giêng, đất trời giao thoa, khí Xuân căng tràn. Các địa phương trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn lại rộn ràng mở hội khai Xuân. Không...
baophutho.vn Phú Thọ - đất cội nguồn dân tộc Việt Nam với nhiều di tích lịch sử, công trình văn hóa mang đậm giá trị tâm linh cùng các lễ hội lớn, nhỏ đã...
baophutho.vn Mùa Xuân đến, cùng với sự bừng sắc của muôn loài cỏ cây, hoa lá, xua đi cái lạnh giá buốt của mùa Đông, truyền hơi ấm của đất trời vào lòng...
baophutho.vn Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền...
baophutho.vn Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các...
baophutho.vn Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt...
baophutho.vn Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao...
baophutho.vn Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng...
baophutho.vn Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...
Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá...