{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát triển chung trên địa bàn.
Ông Đinh Công Mót - người có uy tín ở khu 8, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập trao đổi các thông tin từ cơ sở với cán bộ xã.
Được Nhân dân tin tưởng, bầu làm người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2021, ông Đinh Công Mót (sinh năm 1958), người dân tộc Mường ở khu 8, xã Mỹ Lung luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội. Ông đã chủ động nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng trong Nhân dân, thường xuyên cùng cán bộ xã đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, ông còn vận động bà con vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, chung tay xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; tích cực nắm bắt, tham gia hòa giải những tranh chấp, xích mích, góp phần giữ gìn trật tự an ninh tại địa phương.
“Bản thân tôi không quản ngại vất vả, khó khăn để nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn... Tôi cũng luôn làm tốt công tác nêu gương, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc”. Ông Mót chia sẻ.
Tuy đã nghỉ chế độ hưu trí từ lâu, nhưng ông Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1959 vẫn luôn nhiệt tình với việc làng, việc xã và luôn được bà con Nhân dân khu 3A, xã Mỹ Lung tín nhiệm bình chọn làm người có uy tín ở khu dân cư. Với tinh thần trách nhiệm, trong những năm qua, ông luôn là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Ông Chính luôn tích cực tham gia đóng góp ý kiến thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tại địa phương; tuyên truyền, vận động bà con tham gia phong trào thông qua các buổi họp khu, sinh hoạt chi bộ; cùng nhau giải quyết các công việc chung của cộng đồng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ đó, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, chủ động cùng nhau xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, bài trừ các thủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ...
Trên địa bàn xã Mỹ Lung hiện có 11 người có uy tín, chủ yếu là đảng viên, cán bộ hưu trí, trưởng khu... Đây là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đi đầu trong các phong trào; nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng hay khó khăn, vướng mắc tại cộng đồng dân cư, từ đó phản ánh với cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết. Ngoài ra, họ có vai trò quan trọng trong giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Việc thường xuyên tuyên truyền, vận động của người có uy tín đã góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, để bà con vững tâm thi đua sản xuất, phát triển kinh tế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo xã Mỹ Lung giảm còn 11,4%, hộ cận nghèo giảm còn 12,8%; trên 90% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 10/11 khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” cấp huyện. Các phong tục, tập quán tốt đẹp, lễ hội truyền thống được duy trì, phát huy. Xóa bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín, dị đoan, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.
Đồng chí Hoàng Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lung cho biết: Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để người có uy tín phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò trong đồng bào DTTS, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thành An
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự...
Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc...
Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định diễn ra trong 3 ngày từ mùng 8 - 10 tháng Chạp hằng năm là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân...
Lễ hội Tăm Khảu Mảu tức Lễ hội giã cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày. Vừa qua Lễ hội giã cốm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Thực hiện kế hoạch hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận giai đoạn đệm trong mùa khô năm nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang điều động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hành quân...
baophutho.vn Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy...
baophutho.vn Mỹ Lung là xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Yên Lập; nơi cư trú của 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 80% dân số.
Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận...