
{title}
{publish}
{head}
PTO- Là xã nghèo của huyện Thanh Thủy, Trung Thịnh hiện có 2060 khẩu thuộc 520 hộ được chia thành 5 khu dân cư. Những năm gần đây, nhờ thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên kinh tế của xã đã có bước phát triển. Người dân trong xã kết hợp phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển các ngành nghề dịch vụ thương mại, có thêm nhiều nguồn thu, cải thiện đời sống sinh hoạt.
![]() |
Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình chị Bùi Thị Lợi (khu Gốc Mè, xã Trung Thịnh) cho thu nhập hàng trăng triệu đồng/năm. |
Ông Lê Xuân Nông, Chủ tịch UBND xã cho biết: Cho đến thời điểm này, xã mới chỉ đạt 4/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để Trung Thịnh sớm đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngay từ thời điểm này xã đã chú trọng phát huy nội lực, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, cụ thể đầu tư phát triển 4 vùng sản xuất chính như: Sản xuất cây lương thực; nuôi trồng thủy sản; trồng rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đối với vùng sản xuất cây lương thực, là vùng trồng lúa và một số cây lương thực khác với diện tích khoảng gần 90 ha ở các khu đồng: dộc Lò Hót, dộc Cời, khu Chôn Suối, dộc Bới Mét, khu bãi ngoài, đồng trong. Ở các đồng đất khác nhau, nông dân trong xã chủ động lựa chọn các loại cây phù hợp với từng đồng đất như: cây lúa chủ yếu tập trung phát triển trên diện tích ở cánh đồng trong và đồng ngoài; cây đỗ, ngô, đậu tương được trồng ở khu vực đồng ngoài với hai vụ/năm còn các khu gò cao người dân tập trung trồng cây sắn. Tăng cường công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có hiệu quả, thực hiện cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm. Vùng trồng rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp trong xã được hình thành với diện tích khoảng 15 ha ở các khu vực Gò Tiều, Gò Bờ, Gò Thảo…Ngoài ra, xã còn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang kinh doanh, đồng thời tổ chức cho các hộ nông dân trong xã tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các mô hình đã đạt hiệu quả nhằm tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khuyến khích bà con tăng diện tích cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, phấn đấu tăng diện tích gieo trồng từ 120ha lên 140ha. Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã với hình thức kinh tế hộ, loại hình chủ yếu là nuôi thả cá, ếch, tôm, ba ba được nuôi thả với diện tích gần 30ha ở các khu vực dộc Bới Mét, dộc Lò Hót, khu Dộc Cời, Nuôm. Ngoài diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc đất nông nghiệp, xã còn có 6,73ha đất có ao hồ nhân tạo và mặt nước chuyên dùng chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như: Trôi, trắm, chép, mè... Sản lượng cá trung bình hàng năm đạt 50 tấn. Đối với vùng sản xuất chăn nuôi, hiện tại xã có 6 trang trại chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập cao như hộ chị Bùi Thị Lợi khu Gốc Mè, anh Nguyễn Hồng Quân khu Đồng Mô, anh Lê Tiến Chủng khu Quang Giang, anh Lê Xuân Thu khu Trầm Khế, anh Quyết Đức Đán khu Thao Quang, anh Nguyễn Văn Chương khu Đồng Mè. Đây là những trang trại chăn nuôi tổng hợp nuôi lợn, gà, cá, baba, ếch…cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.
Phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 9-12%/năm; thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm 50%; sản lượng lương thực duy trì 2.150 tấn…Đặc biệt, trong giai đoạn này, xã tập trung đầu tư vào 4 vùng sản xuất nông nghiệp, củng cố đàn gia súc, tăng cường phát triển đàn bò thịt, phát triển các gia trại, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Xã quan tâm đến việc mở các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Hiện tại, một số hộ dân trong xã đang gặp phải khó khăn về vốn để mở rộng sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt, do đó các hộ mong muốn được tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách để được đầu tư mở rộng sản xuất.
Hương Giang
Thời gian qua, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, Yên Lập đã phát huy nội lực trong thực hiện Chương trình mục tiêu ...
Ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, bên cạnh nỗ lực duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn đã chủ động ...
Là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Phù Ninh, Lệ Mỹ có địa hình mang đầy đủ đặc trưng của miền trung du Phú Thọ, trong đó diện tích đồi, gò đất thấp chiếm ...
Yên Sơn là xã miền núi thuộc huyện Thanh Sơn, hiện có 1.780 hộ với 7.800 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, được phân bố ...
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, với phương châm xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, xã Trung Giáp, ...
Sau hơn 10 năm thực hiện xây dựng NTM, được sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện của các cấp, các ngành, cùng sự quyết liệt chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa ...
Là xã thuần nông, với xuất phát điểm thấp, khoảng 10 năm về trước, đời sống người dân của xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thực ...
baophutho.vn Thời gian qua, các quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là kênh cho vay vốn hiệu quả phục vụ sản xuất khu vực nông thôn, góp...
baophutho.vn Phương thức ủy thác vốn vay tín dụng chính sách thông qua hệ thống các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong suốt những năm qua đã...
Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro cho biết, đến 5 giờ ngày 8/8, đơn vị này đã khai thác được tấn dầu thứ 200 triệu từ 2 mỏ Rồng và Bạch Hổ kể từ khi khai thác tấn dầu...
Sáng nay (9/8), giá vàng trong nước tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, hiện đang cao hơn giá thế giới quy đổi khoảng 1,6 triệu đồng/lượng.
Theo tin từ Bộ Tài chính, trong khi thu ngân sách bảy tháng đầu năm giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2011 thì chi ngân sách lại tăng tới 15%.
PTO- Theo thống kê sơ bộ, từ ngày 1-1-2011 đến hết tháng 6-2012, toàn tỉnh có 56 doanh nghiệp, hộ cá thể ngừng hoạt động và đã đóng mã số thuế, 222 doanh nghiệp ngừng hoạt động...
PTO- Là tỉnh nằm ở điểm hợp lưu của ba dòng sông lớn vùng Bắc Bộ là Sông Hồng, sông Lô và sông Đà, Phú Thọ có nhiều ưu thế , lợi ích do các dòng sông đưa lại, trong đó có nguồn...
Các loại trái cây này được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đăng ký với Trung tâm Kỷ lục châu Á và thế giới nhằm mở thêm kênh quảng bá trái cây Việt Nam ra thị trường nước ngoài.