{title}
{publish}
{head}
Uống nước là nhu cầu cần thiết của con người. Việc uống nước tưởng chừng như rất đơn giản nhưng bạn cũng cần phải chú ý uống nước đúng cách, điều độ để sức khỏe được đảm bảo.
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng.
Vai trò của nước trong cơ thể người
Nước giúp loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động trong cơ thể người. Cụ thể là:
Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, duy trì thân nhiệt. Khi bị mất nước, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương.
Bài tiết chất thải. Thiếu nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh về bài tiết chất thải như táo bón.
Bảo vệ các mô, tủy sống và khớp, giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô cơ thể.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Giúp chống lại bệnh tật.
- Nước cũng giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, nhờ đó sẽ tăng chất lượng sống khỏe mạnh.
- Giữ cho làn da tươi sáng
Vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan, bộ phận. Uống đủ lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường, thậm chí còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Thế nhưng uống nước như nào cho khoa học?
Việc uống nước tưởng chừng như rất đơn giản nhưng bạn cũng cần phải chú ý uống nước đúng cách, điều độ để sức khỏe được đảm bảo.
Cách uống nước mang lại lợi ích cho sức khỏe
Uống nước ngay cả khi không khát
Khát là tín hiệu thông báo cho bạn biết cần phải uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước khi khát là điều dễ hiểu. Nhưng nếu để khi cảm thấy khát bạn mới uống nước thì tức là cơ thể của bạn đã bị mất nước 2 – 5%.
Do đó, để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, không bị rơi vào trạng thái stress hay ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể thì bạn nên uống nước ngay cả những khi không cảm thấy khát.
Không nên uống nhiều nước ngay sau vận động mạnh
Khi hoạt động mạnh như tập thể dục hoặc chơi thể thao, cơ thể bị mất nước khá nhiều, bởi vậy chúng ta cần phải nhanh chóng bổ sung lượng nước thích hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống nhiều nước ngay sau khi vận động mạnh thì không tốt cho sức khỏe chút nào.
Bởi vì sau những vận động mạnh cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh, vì thế nếu uống nước ngay lúc đó thì sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống uống nước, vừa để bù đắp lượng nước đã “biến mất” vừa tốt cho sức khỏe.
Không nên uống nước đun lại nhiều lần
Bạn đã nghe đến nước đun sôi nhiều lần cũng có thể gây ung thư? Thực tế là nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến những kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước. Do đó, chúng ta không nên dùng nước đun sôi nhiều lần vì các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể.
Không nên uống nước trong lúc ăn
Thói quen uống nước trong khi ăn tưởng như sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn nhưng lại không phải. Uống nước khi ăn sẽ làm cho các dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Uống nước trong bữa ăn cũng làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Vì thế, nếu có thói quen này, bạn hãy loại trừ nhanh chóng đi nhé.
Khi vừa vận động mạnh mệt mỏi thì một ly nước lạnh sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn nhưng nó cũng lại có tác dụng xấu đối với dạ dày.
Hạn chế uống nước lạnh thường xuyên
Khi vừa vận động mạnh mệt mỏi thì một ly nước lạnh sẽ giúp cho bạn tỉnh táo hơn nhưng nó cũng lại có tác dụng xấu đối với dạ dày. Uống nước lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt lại và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng và tiêu chảy cấp.
Không uống quá nhiều nước
Thiếu nước thì sức khỏe cơ thể nguy hại nhưng uống nhiều nước cũng không phải là tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng, lượng natri bị hạ thấp. Điều này cũng không tốt cho cơ thể, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng nhu cầu lượng nước thật sự phải nạp vào là:
Khoảng 15,5 cốc nước (3,7 lít) mỗi ngày ở nam giới.
Khoảng 11,5 ly (2,7 lít) mỗi ngày ở phụ nữ.
Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce (3.0 lít) nước và phụ nữ khoảng 73 ounce (2,12 lít) nước từ đồ uống.
T.S (Theo SKĐS)
Trong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại thực phẩm gây hại...
Bộ Y tế vừa có công điện về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4, trong đó yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho...
Hồi đầu năm, Công ty hàng tiêu dùng Reckitt của Anh đã thu hồi 145.000 lon sữa bột trẻ em do lo ngại có thể bị nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm tương tự lý do khiến Abbott phải...
Nước ép rau củ giúp bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống. Dưới đây là 10 loại nước ép rau củ tốt
Hầu hết các bộ phận từ con lợn đều tốt cho sức khoẻ và có thể hỗ trợ chữa bệnh, dưới đây là cách chế biến thịt lợn thành bài thuốc tốt cho sức khoẻ.
Vừa qua, tại Hà Nội Tổng hội Y học Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”.
Trước đây, bệnh gout được coi là bệnh già, thường xảy ra ở độ tuổi 40-50 nhưng hiện bệnh ngày càng trẻ hóa khi xuất hiện nhiều ở độ tuổi 25-35.
Gạo lứt ngày càng được nhiều người lựa chọn thay thế gạo trắng. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn hàng ngày.
baophutho.vn Ông Đ.V.T (73 tuổi), ở huyện Thanh Sơn khi đang ăn thịt gà thì bị hóc xương, thấy nuốt khó, đau tức ngực, khó thở nên đã được người nhà chuyển...
Chỉ trong 1 tuần, TPHCM đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc đậu mùa khỉ mới, nâng tổng số ca bệnh lên 19 ca. Theo Sở Y tế TPHCM, địa phương này đang phải cùng lúc đối phó với 5...
Ăn gì phòng bệnh tiểu đường là vấn đề nhận được sự quan tâm. Đối với những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường họ càng chú trọng đến những loại thực phẩm...
Xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn đang ngày càng phổ biến nhưng lạm dụng nó mang lại nhiều nguy hại cho sức khỏe. Nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn nhiều thực phẩm chế biến...