{title}
{publish}
{head}
Làm trắng da là chủ đề muôn thuở của chị em. Vậy uống vitamin C có thực sự làm trắng da và chống lão hóa?
1. Nguyên lý làm trắng da của vitamin C
Trước hết, có rất nhiều yếu tố quyết định làn da của chúng ta đen hay trắng như di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nồng độ hormone nội tiết... Nhưng nhìn chung, màu da chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng melanin trong da.
Nguồn gốc của việc sản sinh melanin nằm ở tyrosinase. Tyrosinase trong tế bào hắc tố sẽ hình thành eumelanin sau một loạt các phản ứng hóa học và oxy hóa rồi đến bề mặt da. Nếu quá trình trao đổi chất của da không diễn ra suôn sẻ sẽ dẫn đến kết tủa và hình thành sắc tố. Tập hợp lại, màu da sẽ đậm hơn hoặc hình thành các vết nám, khiến da không đều màu, từ đó khiến da trở nên đen sạm hơn.
Vì vậy, ức chế sinh tổng hợp tyrosinase là chìa khóa để làm trắng da. Vitamin C có thể ức chế hoạt động của tyrosinase, ngăn chặn sự sản xuất melanin và có đặc tính chống oxy hóa nhất định, có thể làm giảm melanin, giúp cải thiện tình trạng da xỉn màu và đạt được hiệu quả làm trắng.
Ngoài ra, dù vitamin C không phải là thành phần chống nắng nhưng có thể chống lại các gốc tự do do tia cực tím gây ra. Mất collagen cũng là yếu tố chính gây ra lão hóa da và nếp nhăn, vitamin C có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, ngăn ngừa mất collagen, nên có tác dụng chống lão hóa, giảm nếp nhăn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bổ sung vitamin C càng nhiều thì càng tốt, cần phải có liều lượng. Uống một lượng lớn vitamin C trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể.
2. Nguy hiểm khi dùng quá nhiều vitamin C
Vitamin C nhìn chung là an toàn khi bổ sung từ thực phẩm. Những người sử dụng vitamin C ở dạng thực phẩm chức năng có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp các tác dụng phụ, bao gồm:
- Vitamin C có tính axit, quá liều có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, loét dạ dày và các triệu chứng khác của hệ tiêu hóa.
- Bổ sung quá liều vitamin C làm tăng nồng độ axit oxalic và axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, sỏi thận.
- Quá nhiều vitamin C cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế chống đông máu của cơ thể, chức năng tiểu cầu dễ bị rối loạn dẫn đến huyết khối, tăng nguy cơ nhồi máu não.
Nếu uống hơn 2500 mg vitamin C cùng một lúc, có thể khiến một số lượng lớn hồng cầu bị vỡ, dẫn đến các hiện tượng nghiêm trọng như tan máu. Vì vậy, tốt nhất không nên vượt quá liều lượng cho phép.
3. Uống vitamin C như thế nào để đạt hiệu quả làm trắng tốt nhất?
Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C nên việc hấp thụ vitamin C vào cơ thể chủ yếu đến từ chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống phổ biến của vitamin C là ăn nhiều trái cây và rau quả.
Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm: Cam, quýt, kiwi, lê, táo, chuối, đào, anh đào, dâu tây, vải thiều...
Các loại rau giàu vitamin C bao gồm: Ớt, mướp đắng, cà chua, súp lơ, các loại rau lá xanh, bắp cải, cần tây, rau diếp, bí đỏ...
Nếu cần bổ sung vitamin C đường uống thì cần đặc biệt lưu ý liều lượng cho phép và một số điểm sau:
Vitamin C không được uống khi bụng đói, cũng không được uống cùng với trà, sữa hay các loại nước khác. Hiệu quả tốt nhất là uống với nước lọc và uống sau bữa ăn.
Vitamin C không chịu được nhiệt độ cao nên khi uống viên sủi vitamin C không nên hòa tan trong nước quá nóng mà hãy dùng nước ấm hoặc nước lạnh để hòa tan, nếu không dược tính sẽ bị mất.
Tùy thuộc vào thể chất của mỗi người, nhìn chung hiệu quả sẽ rõ ràng hơn sau khi dùng đường uống ít nhất 3-6 tháng.
Cuối cùng, dù vitamin C có tác dụng làm trắng da nhưng nếu muốn da không bị sạm đen, ngoài việc bổ sung vitamin C, bạn cũng cần chống nắng đầy đủ để ức chế sản sinh hắc tố melanin.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip, hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc VNelD.
Chế độ dinh dưỡng nào tốt cho việc kiểm soát và giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy?
Cholesterol cao (mỡ máu cao) là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, tổn thương thận, thậm chí tử vong...
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ của vùng cổ, vai, gáy bị co cứng gây ra. Bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy. Bên cạnh việc dùng thuốc, một số bài...
baophutho.vn Nhằm kiểm soát hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Đền...
Ai từng mệt mỏi vì rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, chắc hẳn sẽ tìm thấy mình trong câu chuyện của ông Đoàn Thế Chuẩn (trú tại thôn Trà Bình Tây, xã Mỹ Hiệp, huyện...
Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30-12-2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực thi hành từ 1-1-2024.
Thận là cơ quan sản xuất ra các hormone cần thiết cho một sức khỏe tốt, cân bằng chất điện giải và lọc các chất thải ra khỏi máu... Bệnh thận mạn tính có thể là kết quả của...
Hiện nay, nguy cơ lây lan, bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu, cúm gia cầm trên người là rất lớn. Tại Hội nghị trực tuyến toàn...
Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc với nhiều tác dụng tốt cho da. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng bạn nên dùng dầu dừa để chăm sóc da mỗi ngày...