Cập nhật: Thứ 4, 24/12/2008 | 09:33 GMT+7

Văn Lung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Văn Lung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Ảnh minh họa.

PTO- Về Văn Lung lần này mới gặp được Chủ tịch Nguyễn Văn Năm, anh xin lỗi bận nhiều việc cuối năm, lại họp ban, ngành của xã, họp với thị, với tỉnh, đi Việt Trì học chính trị, xuống các cụm dân cư. Rất may tôi gặp luôn cả Bí thư Đảng ủy xã Lưu Văn Hưởng. Hai anh như hình với bóng trên 9 năm đương nhiệm, cùng lãnh đạo và quản lý phát triển kinh tế - xã hội của một xã: 1.818 hộ, trên 7.200 khẩu, trong đó 84% làm nông nghiệp. Điều đáng nói xã có 63% dân theo đạo công giáo. Văn Lung được chuyển về trực thuộc thị xã Phú Thọ đến nay đã 41 năm. Thật ra 30 năm trước đây được tiếng dân thị xã chứ có khác gì làng Trù Mật một năm 1 vụ lúa còn quần đùi, cởi trần đánh cá, cất vó, câu ếch; cái làng Niêng Hạ cấy ruộng dộc ngập tới ngực, còn thì từ gà gáy đã đi lấy củi, lấy lá cọ ở tận Cầu Hai, Trạm Thản đem bán; cái làng Niêng Thượng quanh quẩn với mấy cây chè, trèo cọ. Mười năm về đây đã khác rồi. Phố Văn Lung chạy dài 3km theo trục đường quốc lộ liên tỉnh san sát cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, tiệm cắt tóc- matsa thư giãn, Internet, trường dạy lái xe, trường PTCS, tiểu học và trường mầm non... chợ cây số 3 sớm, chiều đông vui nhộn nhịp.

Chúng tôi vào câu chuyện Văn Lung thực hiện đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Giao đất, giao rừng, dồn điền đổi thửa, cho thuê, đấu thầu sử dụng đất, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và phát triển ngành nghề. Về quản lý đất đai, sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, thu hồi đất làm công trình giao thông, trường học... tuân thủ luật pháp, công khai. Dân Văn Lung không còn loay hoay với 1 sào đất/ một khẩu nữa, các hộ giám bỏ tiền đầu tư giống mới, thâm canh, mở nghề mời thầu về hướng dẫn KHKT... liên kết, liên doanh. HTX nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo kinh tế của xã. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 31 tỷ, trong đó nông nghiệp chiếm trên 19 tỷ đồng. Anh Năm cho biết cách đây 10 năm tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp là 75- 80%, ngành nghề TTCN là 25-20%, thương mại dịch vụ không đáng kể; năm 2005 cơ cấu này đã có tỷ lệ tương ứng là: 65%, 20% và 15%; năm 2007 tương ứng: 62,5%, 20,1 và 17,2%; năm 2008 đạt mức: 58,7%, 21,3% và 19%. Văn Lung đã đi đúng hướng: Đưa nhanh lao động nông nghiệp thiếu đất canh tác, thiếu việc làm sang sản xuất phi nông nghiệp: Các hộ TTCN nay có 100 hộ với 345 lao động; thương mại dịch vụ 175 hộ, với 342 lao động. Một xã nông nghiệp 100% trước đây nay như thế này thật là một bước chuyển đổi tích cực sang nông nghiệp hàng hóa. Trong nông nghiệp đã khôi phục trồng lại các giống lúa nếp cái hoa vàng, các giống lúa gạo tẻ ngon, trồng hoa cây cảnh, trồng cỏ cho chăn nuôi, nuôi vịt cỏ, nuôi “gà mò”. Nuôi tôm càng xanh, nuôi cá. Nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Nổi lên có trang trại nuôi tôm, cá của anh Hoàng Lam, cho thu nhập 400- 500 triệu một năm. Anh Lam mới hơn 30 tuổi, là Bí thư chi bộ đảng vùng công giáo, là điển hình về làm giầu của xã Văn Lung và thị xã phú Thọ. Cơ ngơi của anh ra dáng như của ông chủ thời nay ngăn nắp, nền nếp, hiện đại. Anh cùng ông bố vợ đấu thầu 10ha đồng nước, chân gò nối giữa làng Trù Mật và làng Niêng Hạ. Có hỗ trợ về kỹ thuật của khuyến nông tỉnh, khuyến nông xã anh đã chọn giống tốt, sạch bệnh, có thức ăn phù hợp... Nắng mưa, giá rét bố con anh và 5 lao động ngày đêm vất vả với con tôm, con cá. Anh nghiên cứu sách báo về kỹ thuật nuôi tôm cá, phòng trừ dịch bệnh, thị trường giá cả... Anh Lam xởi lởi: “Vất thật nhưng có tiền, có lãi là sướng. Làm ruộng trước đây lấy đâu có vài trăm triệu một năm. À! Mà cũng lạ trong Nam họ nuôi kiểu gì bán, xuất khẩu lại lỗ đến 5.000 đồng/kg so với giá thức ăn nuôi cá? Tới đây bố con cháu sẽ mở rộng qui mô trang trại nếu được xã cho thuê thêm diện tích mặt nước. Cháu đang dự định sẽ nuôi ba ba gai, nghe nói dễ nuôi lại có thị trường tiêu thụ”. Đúng lúc ấy chị Sang, tổ trưởng khuyến nông xã xuống hướng dẫn sử dụng thức ăn cho tôm càng xanh. Chị Sang cùng anh Lam bàn về việc phối hợp nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật với PGS.TS Cao Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương.

Chị Sang nói với tôi: “Quê em có nhiều hàng hoá nông nghiệp, thứ gì cũng có nhưng chưa có cái gì ra tấm ra món cả. Em nghĩ cần đầu tư mạnh khai thác 50% diện tích đất chiêm trũng sang nuôi tôm cá và thuỷ sản khác. Cấy lúa một vụ không ăn chắc may ra đạt 5 - 6 triệu đồng/ha, nuôi tôm cá lúc thắng, lúc thua nhưng được 30 - 40 triệu đồng/năm là ăn chắc... Với trên 180 ha chuyển sang nuôi tôm, cá cho nguồn thu đâu phải ít”.

Ở Văn Lung nhờ có sự khuyến khích của xã, Đảng bộ với các chính sách thuế, cho vay vốn... nhiều hộ mở thêm nghề phụ như: Vận tải, sửa chưã cơ khí nhỏ, xay sát , xây dựng, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, dệt xô, màn ren... Phát triển nhanh nhất là thương mại, dịch vụ. Đủ các loại hàng hoá Tây, Tàu, Mỹ, Nhật... chả phải về Hà Nội, Việt Trì... cứ về chợ Văn Lung là có cả. Nhiều nhà không ăn gạo lúa lai mà ăn gạo tám thơm, gạo Thái... Bia hơi Hà Nội “thứ thiệt” lúc nào cũng có. Phố làng Văn Lung là trung tâm “chính trị - văn hoá - thương mại” của 10 cụm dân cư cả xã. Chắc trong tương lai sẽ được đầu tư xây dựng đàng hoang hơn.

Tuy vậy, theo Bí thư Hưởng: Bình quân lương thực 340kg/ người/năm là còn thấp, thu nhập bình quân 4,3 triệu/người/năm mới thoát chuẩn nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm của xã giảm chậm2,5%. Hiện nay tỷ lệ này vẫn ở mức6,7% là chưa đạt mục tiêu phấn đấu đề ra của chúng tôi. Anh cho rằng để đi lên được Văn Lung còn phải vượt qua nhiều khó khăn, cản trở. Cái khó khăn nhất là thiếu vốn, thiếu KHKT, thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước, của tỉnh và thị xã rõ ràng rồi, cơ hội đang chờ...

Văn Lung có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá, có vị trí cửa ngõ thị xã Phú Thọ, nối liền với các đường giao thông liên tỉnh, liên huyện thuận lợi giao lưu buôn bán... Với lịch sử và truyền thống vẻ vang đánh giặc ngoại xâm. Pháp, Nhật, Mỹ và bè lũ tay sai phản động. với 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, Văn Lung đã và đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới của đất nước. Thanh Văn



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Văn Lang
02:14 19/11/2024

Với lợi thế đồng đất tương đối bằng phẳng, những năm qua, xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hình ...

Lung linh “phố núi” A Nôr
08:52 13/05/2024

Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây ...

Cẩm Khê cơ cấu lại ngành nông nghiệp
02:04 21/06/2023

Những năm qua, Huyện Cẩm Khê tập trung triển khai nhiều giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, từng ...

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Chí Đám
05:50 29/11/2024

Khai thác lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng theo hướng cải tạo vườn tạp, ...

Tiết kiệm điện, bảo vệ hành tinh xanh

Tiết kiệm điện, bảo vệ hành tinh xanh
3 giờ trước

baophutho.vn Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, điện không thể thiếu...

Kết quả khai thác, quản lý nguồn vốn ODA

Kết quả khai thác, quản lý nguồn vốn ODA
00:43 23/12/2008

PTO- Nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài (ODA) có vai trò rất quan trọng trong huy động nguồn lực cho phát triển KT-XH. Để khai thác và đầu tư có hiệu quả nguồn ODA, nhiều năm nay...

Thanh Sơn chủ động sản xuất vụ đông xuân

Thanh Sơn chủ động sản xuất vụ đông xuân
08:55 22/12/2008

PTO- Nhận thức rõ sản xuất vụ Đông xuân 2008 - 2009 có ý nghĩa quyết định chỉ tiêu sản xuất cả năm 2009, UBND huyện Thanh Sơn đã tập trung chỉ đạo quyết tâm giành thắng lợi.

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long