{title}
{publish}
{head}
Cũng như các làng quê miền Bắc, Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc các làng nghề trồng hoa đào Đất Tổ hối hả, nhộn nhịp kẻ bán người mua, rộn ràng không khí vui Xuân.
Niềm vui của người trồng đào ở làng nghề Hồng Vân khi cây đào ra hoa nhiều, đều, màu sắc đẹp.
Đầu tháng Chạp, khi những cơn mưa phùn rả rích mang theo hơi lạnh len lỏi khắp chốn thì những nụ đào Xuân cũng cựa mình bật ra khỏi cành cây khẳng khiu, chuẩn bị bung sắc hồng thắm. Khắp các con đường dọc ngang quanh làng nghề hoa đào Long Ân (xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ), những cây đào lớn nhỏ xếp hàng chờ người mua. Trên 8,1ha diện tích trồng đào của hơn trăm hộ trong làng nghề như ôm trọn lấy xóm thôn trù phú. Vụ đào năm nay, hộ anh Hà Đức Thuận - một người có thâm niên trồng đào ở khu 7 trồng khoảng 300 gốc, chủ yếu là đào bích, trong đó có khoảng 30 gốc cổ thụ với nhiều thế đẹp.
Để phục vụ nhu cầu chơi đào Tết của khách hàng, anh Thuận đã lặn lội về “thủ phủ” đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để lấy giống và trồng đa dạng các loại đào con, đào cành, cây đào lớn nhiều kiểu dáng. Anh Thuận chia sẻ: “Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây đào phát triển và nở đúng dịp. Về cơ bản, việc chăm đào không quá khó khăn và vất vả nhưng để đào nở hoa đúng độ thì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, đất đai, độ ẩm...”.
Theo lời kể của một số bậc trung, cao niên ở Long Ân, nghề trồng hoa đào du nhập vào làng cách đây gần 40 năm, khi có một vài gia đình lấy gốc đào từ Hà Nội về trồng thử trong vườn nhà. Điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cùng sự cần cù chịu khó học hỏi của người dân và kinh nghiệm tích lũy lâu năm, nghề trồng hoa đào ở đây ngày càng phát triển. Được công nhận làng nghề từ năm 2013, đến nay, làng đào Long Ân đang có 141 hộ trồng đào. Năm 2023, doanh thu của làng nghề đạt 8 tỉ đồng, trong đó hộ nhiều nhất thu trên 800 triệu đồng. Nhiều hộ trồng đào nhận định, năm nay làng nghề sẽ có một vụ đào đẹp, hoa nở đúng dịp Tết, giá bán có khả năng sẽ nhỉnh hơn một chút so với năm ngoái, dự kiến doanh thu dự kiến trên 8 tỉ đồng.
Các hộ trồng đào ở làng nghề Long Ân nhận định, thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây đào phát triển tốt.
Cũng như ở làng đào Long Ân, các nhà vườn tại làng nghề trồng hoa đào Hồng Vân (xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ) cũng sớm “tăng tốc” lao động miệt mài để có những cây đào đẹp phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Từ tháng 10 âm lịch, khi cả đất trời như ngập trong sắc xanh mướt của chi chít lá đào trên cành, người trồng đào trong làng đã gác lại mọi công việc để dành phần lớn thời gian làm vườn, tất bật tuốt lá, “thay áo” để cây đào tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều và hoa to, cánh dày, màu đẹp.
Nhiều gia đình còn xen canh trồng các loại rau trong vườn đào để vừa có đào bán, vừa có rau ăn. Bởi vậy dịp Tết, khi những cánh đào hồng tươi bừng nở, bật lên trên nền xanh mướt mát của những vạt rau, các vườn đào ở làng nghề Hồng Vân như một bức tranh tươi tắn, ấm áp giữa tiết Đông lạnh giá. Đó cũng là lúc cả làng nhộn nhịp du khách thập phương đến mua và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vườn đào.
Phần lớn những cây, cành đào đẹp được khách mua ngay tại vườn.
Bà Nguyễn Thị Đông - Trưởng làng nghề hoa đào Hồng Vân chia sẻ: “Làng nghề hiện có 55 hộ trồng đào. Ngoài duy trì diện tích đào hàng năm, nhiều nhà vườn hiện nay còn tự nhân giống, trồng kết hợp thêm các loại hoa khác như: Thiên điểu, huệ, đồng tiền, loa kèn... Nhờ vậy vào dịp cuối năm, các gia đình đều có thu nhập từ bán hoa, mâm cỗ Tết cũng thêm đủ đầy hơn”.
Từ hàng chục năm nay, những cây đào đẹp từ “xứ sở” hoa đào - hai làng nghề Long Ân, Hồng Vân đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình trên địa bàn thị xã Phú Thọ, TP Việt Trì và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán. Giáp Tết, những chuyến xe lại nối nhau chở “sắc Xuân” từ các làng đào rong ruổi khắp nẻo đường, đến với mỗi nhà, gieo vào lòng người niềm vui, tin yêu, hy vọng một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Cẩm Nhung
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Từ ngày 18-21/1, tại công viên Lê Văn Tám, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ hội Tết Việt năm 2024, với chủ đề “Tết Việt, Tết cổ truyền dân tộc...
baophutho.vn Những ngày gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hộ kinh doanh của chị Nguyễn Thị Chín (khu 4, xã Bảo Thanh) lại tất bật với những nồi bánh chưng...
baophutho.vn Kinh tế - xã hội phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở mỗi vùng quê với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, giữa dòng chảy hối hả của cuộc...
baophutho.vn Song song với những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa ẩm thực đang được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển...
baophutho.vn Liên kết là xu thế tất yếu trong phát triển du lịch, giúp mở rộng không gian, phát huy thế mạnh của các địa phương, hình thành sản phẩm du lịch...
baophutho.vn Trong ba ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, lượng khách tham quan tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt gần 46.000 lượt; khách lưu trú...
baophutho.vn Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nguồn tài nguyên du lịch phong...
baophutho.vn Ngày 25/12, tại tỉnh Lào Cai đã diễn ra hội nghị tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (TBMR) và TP....
baophutho.vn Sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian không thể thiếu được trong các ngày lễ hội, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày....
baophutho.vn Ngã ba Hồng Lô gồm sông Hồng, sông Đà, hợp lại chảy ra sông Lô; bên Tả xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, bên Hữu là xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân...