
{title}
{publish}
{head}
Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.
Các loại hạt mang lại lợi ích sức khỏe và có vai trò trong việc phòng ngừa một số bệnh. Các loại hạt rất giàu chất béo có lợi cho tim, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hạt đều có giá trị dinh dưỡng như nhau.
Các loại hạt có hàm lượng protein cao nhất: Đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân và quả hồ trăn.
Các loại hạt có hàm lượng chất béo cao nhất: Hạt thông và quả óc chó.
Các loại hạt có chất béo không bão hòa cao nhất: Quả phỉ, hạt mắc ca, quả hồ đào, quả hạch Brazil và hạt thông.
Các loại hạt có hàm lượng carbohydrate cao nhất: Hồ đào.
Mặc dù một số loại có nhiều chất dinh dưỡng hơn những loại khác nhưng nhiều người có thể thắc mắc điều gì thực sự xảy ra với cơ thể khi ăn các loại hạt hàng ngày, ai nên ăn hạt thường xuyên và ai nên tránh ăn hạt?
1. Người bị dị ứng không nên ăn hạt
Nhiều loại hạt chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nguy hiểm đối với những người bị dị ứng hạt.
Những người bị dị ứng với các loại hạt nên tránh các loại hạt cây, kể cả lạc (đậu phộng). Dị ứng hạt là một phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể đối với các protein có trong hạt. Mặc dù hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người bị dị ứng, chúng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí đe dọa tính mạng.
Khi một người bị dị ứng hạt ăn phải hoặc tiếp xúc với hạt, hệ miễn dịch của họ sẽ nhầm lẫn các protein trong hạt là chất gây hại và sản sinh ra kháng thể IgE. Kháng thể này sẽ kích hoạt các tế bào trong cơ thể giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác, gây ra các phản ứng dị ứng.
Các triệu chứng dị ứng hạt có thể khác nhau ở mỗi người, từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi.
Da: Phát ban, mề đay, ngứa, sưng môi, mặt.
Hơi thở: Khó thở, hen suyễn, nghẹt mũi.
Toàn thân: Chóng mặt, hạ huyết áp, sốc phản vệ (nguy hiểm đến tính mạng).
Những loại hạt thường gây dị ứng:
Hạt cây: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt mắc ca, hạt thông...
Hạt đậu: Đậu phộng
Hạt ngũ cốc: Lúa mì, lúa mạch đen, đại mạch...
Hạt vừng.
2. Người mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn hạt
Những người bị sỏi thận nên tránh các loại hạt có nhiều oxalat, Oxalat là một chất tự nhiên có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành các tinh thể oxalate canxi, là thành phần chính của sỏi thận. Việc tiêu thụ quá nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc làm cho sỏi thận lớn hơn.
Một số loại hạt chứa nhiều purin, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Lượng acid uric tăng cao có thể dẫn đến hình thành sỏi thận loại urat.
Nhiều loại hạt như hạt bí, đậu phộng, hạt điều chứa hàm lượng oxalat khá cao.
3. Người mắc bệnh thận mạn tính nên tránh ăn hạt
Hạt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp nhiều protein, chất xơ và các chất béo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bệnh thận mạn tính, việc tiêu thụ hạt cần phải hết sức thận trọng, nhất là những loại hạt chứa hàm lượng phốt pho cao. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải phốt pho của thận cũng giảm theo. Việc tiêu thụ quá nhiều phốt pho có thể dẫn đến tăng nồng độ phốt pho trong máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Gây vôi hóa mạch máu: Phốt pho kết hợp với canxi tạo thành các tinh thể canxi phosphat, lắng đọng trong mạch máu, gây xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Làm nặng thêm bệnh thận: Tăng nồng độ phốt pho trong máu có thể làm tiến triển bệnh thận nhanh hơn.
Gây ngứa: Một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh thận mạn tính là ngứa. Việc tăng nồng độ phốt pho có thể làm tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn.
Hàm lượng kali cao: Một số loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí chứa hàm lượng kali cao. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải kali của thận cũng giảm, dẫn đến tăng kali máu. Tăng kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
baophutho.vn Ngày 20/2, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng quà cho bệnh...
7 loại thực phẩm này rất giàu protein xây dựng xương, canxi, vitamin D và K, tốt cho bệnh loãng xương.
Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng nhiều vị thuốc có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thải độc, tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe sau Tết cực hiệu quả.
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ngày 18/2,...
baophutho.vn Đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), mang lại niềm vui và sự an tâm cho người dân trên cả...
baophutho.vn Vừa qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đoan Hùng đã kịp thời cấp cứu một sản phụ mang thai đôi 29 tuần bị chuyển dạ sớm và “đẻ rơi” tại nhà. Nhờ...
Vận động thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp, lối sống lành mạnh là cách giảm cân tốt nhất. Tuy nhiên, một số sai lầm khi thực hiện kế hoạch giảm cân ở độ tuổi 50...
baophutho.vn Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc...
Khi bị viêm phổi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.
Hiện nay vẫn đang là thời điểm bệnh cảm cúm lưu hành mạnh trong năm. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra và có thể được điều trị kết hợp với...
Tham khảo một số loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh hoặc cúm, giúp người ốm cảm thấy khỏe hơn và phục hồi nhanh hơn.
Sẹo mụn có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc phải không tự tin trong công việc, cuộc sống. Vậy làm thế nào để điều trị sẹo mụn hiệu quả?