{title}
{publish}
{head}
Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 tiếp tục vận hành tốt, nhưng đang bị cản trở bởi một số thách thức, do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, phát biểu tại buổi công bố.
Do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm nay, Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Châu Á (ADOU) 2016 dự báo có sự điều chỉnh giảm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,0% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, phát biểu tại buổi công bố: “Hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay, nhưng các ngành khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng hai con số do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài mới đẩy mạnh sản xuất và tăng trưởng trong ngành dịch vụ do thương mại trong nước gia tăng; ngân hàng tăng cường cho vay và du khách đến Việt Nam tăng 25%”.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng tăng trong sáu tháng cuối năm, nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, vẫn có một số vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững.
Làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay gần đây củng cố thêm tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn – Basel II – trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Hơn nữa, để giảm nhẹ áp lực nợ công, cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.
Báo cáo lưu ý rằng, thương mại vẫn là một điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong sáu tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP. Đây là bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt.
ADB, có trụ sở chính tại Ma-ni-la, hoạt động với sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế đồng đều, tăng trưởng bền vững với môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, ADB sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ đối tác phát triển trong khu vực vào tháng 12 năm 2016. ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Năm 2015, tổng vốn hỗ trợ của ADB đạt 27,2 tỷ USD, bao gồm 10,7 tỷ USD đồng tài trợ./.
Theo ĐCSVN
Theo ADB, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi trong môi trường nhiều thách thức, triển vọng vừa lạc quan vừa thận trọng, do các yếu tố nội tại ...
Tăng trưởng của Thái Lan đối mặt với một số thách thức trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài yếu và đầu tư công chậm lại do việc ...
Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 vẫn đầy bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước "một ngã rẽ khó ...
Trong báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới, công bố ngày 16/7, IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2024, không thay đổi so ...
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng Kinh tế Số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 và sẽ tiếp tục là một trong những nền Kinh tế Số tăng trưởng nhanh nhất ...
Với những nền tảng bền vững và chiến lược phát triển phù hợp, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á ...
Báo cáo “Tình hình hiện nay của nền kinh tế” của Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết nền kinh tế Nga trong tháng 4 đã tăng trưởng 3,3% - lần đầu tiên trong vòng ...
Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của nửa nhiệm kỳ và tạo đà tăng tốc trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết ...
baophutho.vn Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước Tết Nguyên đán Ất...
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 25/1
PTO- Đối với tỉnh ta cây chè là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển KT-XH vùng đồi. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung phát triển cây...
Từ ngày 26/9, một số tổ chức tín dụng (TCTD) lớn trong đó có các ngân hàng thương mại Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm từ...
Trước thềm cuộc họp không chính thức của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dự kiến diễn ra trong tuần này tại Algeria, giới phân tích và các Bộ trưởng Năng lượng nhận định...
PTO- Những năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã tạo động lực quan trọng để các hộ dân trên địa bàn huyện Yên Lập phát triển sản xuất, kinh doanh...
PTO- Là tỉnh nông nghiệp, đời sống của phần lớn người dân vẫn chủ yếu tập trung vào cây trồng và chăn nuôi, thế nhưng diện tích một trong ba vụ sản xuất chính là vụ đông lại...
Vòng đám phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ được nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự...