
{title}
{publish}
{head}
Nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm cholesterol. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, vì nếu mức cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn.
Sterol và stanol thực vật (còn gọi là phytosterol) có tác dụng làm giảm cholesterol được ruột hấp thụ, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Một đánh giá về 124 nghiên cứu được trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, tiêu thụ tới 3,3 gam phytosterol mỗi ngày, có thể dần dần làm giảm cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) “xấu” từ 6 -12%, sau khoảng bốn tuần.
Sterol và stanol có trong bơ thực vật, sữa và sữa chua. Bạn cũng có thể tìm thấy một lượng nhỏ trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.
2. Chất xơ hòa tan trong yến mạch
Yến mạch và lúa mạch chứa một loại chất xơ hòa tan là beta-glucan. Chất xơ này tạo thành một loại gel trong ruột, có thể liên kết với cholesterol và ngăn không cho chúng được hấp thụ vào cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, beta glucan có thể giúp giảm lượng cholesterol ở mức vừa phải, nếu đưa chúng vào chế độ ăn uống lành mạnh. Một đánh giá về 58 thử nghiệm có kiểm soát cũng được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy, lượng cholesterol “xấu” ở những người trung niên giảm 4,2% khi họ tiêu thụ 3,5g beta-glucan từ các sản phẩm yến mạch mỗi ngày, trong vòng từ 3-12 tuần so với những người không tiêu thụ.
Một khẩu phần yến mạch 40g chứa 2g beta-glucan, trong khi một cốc sữa yến mạch 250ml chứa 1g beta glucan. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa yến mạch với nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn.
3. Allicin trong tỏi
Một loại hóa chất trong tỏi có tên là allicin có thể làm giảm cholesterol và huyết áp, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Một nghiên cứu nhỏ ở Iran được công bố năm 2016 trên Tạp chí Y học Dự phòng Quốc tế cho thấy, những người có cholesterol cao, ăn 20g tỏi sống (khoảng bốn tép) và một thìa nước cốt chanh mỗi ngày, trong 8 tuần, đã giảm đáng kể lượng cholesterol “xấu”, so với những người chỉ dùng một hoặc không dùng thành phần nào.
4. Omega-3 trong cá béo
Axit béo omega-3 thường có trong cá béo và thực phẩm bổ sung dầu cá, được cho là làm giảm triglyceride. Loại chất béo này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tuần hoàn nếu chúng quá cao.
Cả DHA và EPA omega-3 đều có trong các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm và một loại omega-3 khác là axit alpha-linolenic (ALA) - có trong một số loại hạt và hạt giống cũng như các loại dầu làm từ chúng. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung omega-3 không được khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa bệnh tim, trừ khi bác sĩ khuyến nghị khi có nồng độ triglyceride cao.
5. Niacin
Có một số bằng chứng cho thấy niacin (còn gọi là vitamin B3 hoặc axit nicotinic) có thể làm giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt” - lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Tuy nhiên, tác dụng này chỉ xuất hiện ở một số người và chỉ khi được kê đơn với liều cao hơn, do đó không được khuyến khích dùng làm thực phẩm bổ sung để giảm cholesterol hoặc ngăn ngừa bệnh tim.
Hầu hết mọi người có thể nhận đủ vitamin này thông qua chế độ ăn uống từ thịt, cá, các loại hạt và hạt giống, cũng như ngũ cốc và bánh mì tăng cường. Dùng niacin dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng có thể gây ra tình trạng đỏ bừng da dữ dội.
6. Policosanol có trong mía
Policosanol là một hợp chất được chiết xuất từ sáp mía. Các nghiên cứu trước đây cho biết nó có thể làm giảm cholesterol và cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau...
baophutho.vn Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày 21/2, BCĐ vận động hiến máu tình nguyện thị xã Phú Thọ phối hợp với Trường Cao đẳng Y...
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược...
Giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, sức khỏe mắt cũng ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ dưỡng giúp mắt hoạt động tối ưu và ngăn ngừa...
Với các gợi ý dưới đây, người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát bệnh mà không phải bỏ qua những món ăn ưa thích.
baophutho.vn Ngày 20/2, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng quà cho bệnh...
7 loại thực phẩm này rất giàu protein xây dựng xương, canxi, vitamin D và K, tốt cho bệnh loãng xương.
Nước lá ổi có nhiều tác dụng với sức khỏe. Nếu uống đúng thời điểm sẽ làm tăng tác dụng của loại nước này. Vậy uống nước lá ổi lúc nào là tốt nhất?
Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.
Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng nhiều vị thuốc có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thải độc, tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe sau Tết cực hiệu quả.
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ngày 18/2,...
baophutho.vn Đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), mang lại niềm vui và sự an tâm cho người dân trên cả...