Cập nhật:  GMT+7

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Bánh mì là món ăn quen thuộc được làm từ bột mì được nhiều người trào ngược dạ dày - thực quản lựa chọn. Nhưng loại bánh mì nào thực sự giúp giảm trào ngược mới là điều quan trọng thì nhiều người chưa biết.

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là căn bệnh tiêu hoá xảy ra phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ. Bình thường thức ăn sau khi xuống thực quản sẽ được đẩy xuống dạ dày sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và dịch vị không trào ngược lên.

Tuy nhiên, với những người bị trào ngược dạ dày, cơ thực quản dưới bị suy giảm chức năng làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của thực phẩm. Từ đó gây trào ngược làm tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản... Bên cạnh đó, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ,

rượu bia, đồ uống chứa caffein cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Xanh Pôn, trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự trào ngược dịch acid từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, ợ trớ, viêm họng kéo dài. Trong điều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt có vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần kiểm soát tốt cân nặng, tránh thừa cân, béo phì thông qua chế độ ăn, chế độ vận động, thể dục thường xuyên.

1. Trào ngược dạ dày - thực quản có nên ăn bánh mì không?

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nên lựa chọn bánh mì phù hợp.

Về cơ bản, bánh mì là một thực phẩm chế biến từ hỗn hợp bột mì trộn với nước và được làm chín bằng cách nướng, phổ biến trên toàn thế giới. Bánh mì có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu khác nhau theo từng địa phương.

Vì bánh mì có đặc tính khô, có khả năng hút bớt dịch acid, làm cân bằng môi trường trong dạ dày. Nhờ đó, giảm bớt đi triệu chứng đầy bụng, ợ hơi khó tiêu. Bánh mì trở thành một lớp màng thức ăn bao phủ trong dạ dày gánh chịu những tổn thương ở niêm mạc gây ra bởi acid hạn chế tối đa vấn đề trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ trong bánh mì cũng giúp cho nhu động dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh tối đa hiện tượng thức ăn tồn đọng gây trào ngược.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn bánh mì nên chọn loại bánh mì ngọt, mềm, không quá khô cứng nếu không sẽ khiến cho bệnh viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

2. Loại bánh mì nào tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày - thực quản?

Loại bánh mì tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày - thực quản là loại có chứa lúa mì nguyên hạt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và giúp tiêu hóa, có thể làm giảm chứng ợ chua.

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên tránh thực phẩm có chứa ngũ cốc tinh chế, kể cả bánh mì trắng, vì những sản phẩm này chứa rất ít chất xơ.

Nhiều nghiên cứu tại Mỹ báo cáo rằng chất xơ trong bánh mì nguyên hạt có mối quan hệ nghịch đảo với các triệu chứng trào ngược acid. Điều này cho thấy một người càng tiêu thụ nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của họ thì họ sẽ càng có ít triệu chứng hơn. Các tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý rằng những người chủ yếu ăn bánh mì nhiều chất xơ có thể giảm một nửa nguy cơ mắc các triệu chứng so với những người chủ yếu ăn bánh mì ít chất xơ.

Những người bị trào ngược nên chọn bánh mì nguyên hạt thay vì bánh mì có chứa bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng.

Bánh mì nguyên hạt có thể chứa một số thành phần nào như lúa mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, hạt kê, lúa mạch. Tuy nhiên, có rất nhiều loại bánh mì nguyên hạt khác nhau.

Một số lựa chọn bánh mì lành mạnh cho người trào ngược dạ dày - thực quản:

2.1 Bánh mì nguyên cám 100%

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Bánh mì nguyên cám.

Bánh mì nguyên cám và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác chứa một số chất dinh dưỡng lành mạnh ngoài chất xơ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chúng bao gồm một số vitamin B, cũng như magie, selen và sắt.

Bánh mì có nhãn “bánh mì lúa mì” không phải lúc nào cũng là bánh mì nguyên cám. Mặc dù nó có thể chứa một ít bột mì nguyên cám nhưng thành phần chính của nó là bột mì trắng.

Để tìm bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, nên tìm nhãn “bánh mì nguyên cám 100%”. Trong phần thành phần của nhãn, bột mì nguyên cám phải được đặt đầu tiên trong danh sách.

2.2 Bánh mì nguyên hạt 100%

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Bánh mì nguyên hạt.

Bánh mì nguyên hạt 100% là lựa chọn đặc biệt lành mạnh cho những người bị trào ngược acid. Thay vì chỉ chứa lúa mì nguyên hạt, nó có thể bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, do đó nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Cũng cần lưu ý rằng bánh mì có nhãn “nhiều loại ngũ cốc” không nhất thiết phải là ngũ cốc nguyên hạt.

Giống như bánh mì nguyên hạt, thành phần chính trên nhãn phải là một số loại bột mì nguyên hạt, chẳng hạn như: toàn bộ bột kê, bột ngô nguyên hạt, bột gạo lứt nguyên hạt, bánh mì yến mạch nguyên hạt.

2.3 Bánh mì yến mạch nguyên hạt

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Bánh mì yến mạch nguyên hạt.

Ngoài chất xơ, vitamin và khoáng chất, yến mạch còn chứa acid béo không bão hòa.

Yến mạch làm giảm cholesterol và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, viêm động mạch và bệnh tim mạch vành, ảnh hưởng đến các mạch máu trong tim.

Thành phần đầu tiên trên nhãn bánh mì bột yến mạch nguyên hạt có thể sẽ là bột mì nguyên hạt. Tuy nhiên, trong thành phần sẽ bao gồm yến mạch.

2.4 Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm.

Thuật ngữ “hạt đã nảy mầm” dùng để chỉ những hạt đang ở giai đoạn phát triển sớm nhất, vừa mới nảy mầm.

Trong năm 2019, các nhà nghiên cứu tại Mỹ phát hiện ra rằng bánh mì ngũ cốc nảy mầm chứa nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn bánh mì nguyên hạt không nảy mầm. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng của nó có khả dụng sinh học cao hơn, điều đó có nghĩa là cơ thể dễ dàng hấp thụ chúng hơn.

Vì những lý do này, các tác giả kết luận rằng ngũ cốc nảy mầm là thực phẩm chức năng, nghĩa là chúng mang lại lợi ích cho sức khỏe ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản.

Khi mua bánh mì nguyên hạt nảy mầm, mọi người nên kiểm tra xem thành phần đầu tiên trên nhãn có phải là bột ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm hay không, chẳng hạn như bột mì nguyên hạt nảy mầm.

3. Nếu tất cả các loại bánh mì đều khiến trào ngược acid?

Nếu một người đã thử bánh mì nguyên hạt và nó không làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản thì nên ngừng ăn bánh mì đó. Trào ngược acid có thể do một người ăn quá nhiều carbohydrate hoặc có thể không dung nạp gluten.

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy chế độ ăn nhiều carbohydrate có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược acid ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Theo một nghiên cứu năm 2010, một người mắc bệnh celiac có thể bị trào ngược acid. Vì vậy, nếu liên tục nhận thấy rằng bánh mì và các nguồn gluten khác khiến bản thân bị trào ngược acid cần đi khám.

4. Thực phẩm khác giúp giảm trào ngược acid

Bánh mì nào tốt cho người bị trào ngược dạ dày, thực quản?

Các loại rau xanh tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày.

Để giảm trào ngược acid, người bị trào ngược nên ăn một chế độ ăn uống phù hợp, bao gồm:

Trái cây: Nên lựa chọn các loại trái cây không có múi, chẳng hạn như chuối, dưa, táo và lê.

Rau: Bất kỳ loại rau nào không gây kích ứng dạ dày sẽ có lợi. Vì vậy, người mắc bệnh nên tránh cà chua và hành tây.

Carbohydrate phức tạp: Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, có thể ăn bột yến mạch, gạo lứt và lúa mạch, là những nguồn cung cấp carbohydrate phức tạp.

Protein nạc: Có thể bổ sung protein nạc vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như trứng và thịt nạc. Nướng tốt hơn là chiên.

Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa: Thực phẩm chứa các chất béo này bao gồm ô liu, các loại hạt và cá có dầu.

Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho việc kiểm soát chứng trào ngược acid. Những người theo chế độ ăn kiêng này có tỷ lệ trào ngược acid và các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản thấp hơn.

Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và chất béo không bão hòa.

5. Các thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Các sản phẩm có thể gây trào ngược acid bao gồm:

  • Rượu bia.

  • Thực phẩm giàu chất béo.

  • Sô cô la.

  • Hành.

  • Cà phê.

  • Cây bạc hà.

  • Cà chua và cam, quýt.

  • Đồ uống có ga.

Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày thực quản cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc lá và ăn bữa tối sớm. Khi các biện pháp không mang lại hiệu quả giảm trào ngược nên đi gặp bác sĩ.

T.S (Theo suckhoedoisong.vn)


T.S (Theo suckhoedoisong.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

5 lý do nên ăn quả kiwi mỗi ngày

5 lý do nên ăn quả kiwi mỗi ngày
2024-11-21 07:31:00

Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...

Giải quyết tình trạng mụn ẩn trong da liễu

Giải quyết tình trạng mụn ẩn trong da liễu
2024-02-22 06:40:00

Tình trạng mụn ẩn dưới da là vấn đề da liễu mà mọi lứa tuổi đều có nguy cơ phải đối mặt. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trị mụn bằng cơ chế kích thích mụn lên bề mặt, sau...

7 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

7 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
2024-02-21 07:24:00

Mục đích chính của việc làm lạnh thực phẩm là để giảm nhiệt từ thực phẩm và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên một số loai thực phẩm dưới đây lại có thể trở...

6 loại gia vị giúp đánh bại ho và cảm lạnh

6 loại gia vị giúp đánh bại ho và cảm lạnh
2024-02-21 07:21:00

Ho và cảm lạnh là những vấn đề phổ biến, thường xuất hiện hơn khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa... Có thể khắc phục vấn đề này bằng các biện pháp tự nhiên.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long