
{title}
{publish}
{head}
Nhiều giá trị văn hóa của các DTTS huyện vùng cao Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được “sống lại” trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi nhờ hành trình tìm kiếm, sưu tầm của những Nghệ nhân dân gian - những “Báu vật sống” của bản làng. Ông Triệu Thanh Xuân là một trong những nghệ nhân như thế.
Ông Triệu Thanh Xuân truyền dạy lại ngôn ngữ Nôm - Dao cho người dân
Ông Triệu Thanh Xuân sinh ra tại xã vùng cao Đồn Đạc, nơi có 80% là người Dao Thanh Phán sinh sống. Theo chia sẻ của ông, đã có một thời gian dài, người dân xao nhãng, ít quan tâm về các phong tục, nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao khiến nhiều nét văn hóa đặc sắc dần trôi vào lãng quên trong cộng đồng.
Bằng niềm say mê với vốn văn hóa dân gian, ngay từ khi còn trẻ, ông Xuân đã dành thời gian nghiên cứu và lưu truyền những nét đẹp truyền thống độc đáo của người Dao Thanh Phán. Ông Xuân cũng là người hiếm hoi còn giữ gìn và lưu truyền những nghi thức cúng nhập đồng nhảy lửa - nghi thức độc đáo của người Dao. Ngoài ra, ông còn nắm giữ và truyền dạy thổi kèn đồng, các bước trong lễ cưới, tang ma; sáng tác một số bài hát chủ đề về ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương được dịch ra từ tiếng Dao Thanh Phán.
Không chỉ là thầy mo nổi tiếng trong vùng, ông Xuân còn là kho tàng sống động của tri thức văn hóa truyền thống người Dao Thanh Phán. Đặc biệt, ông còn miệt mài sưu tầm, soạn dịch các bài hát Páo Dung ra tiếng Việt để phục vụ việc giảng dạy, đồng thời sáng tác hàng chục bài hát đối phục vụ các dịp lễ cưới, lễ cấp sắc truyền thống.
Dành trọn tâm huyết cho việc bảo tồn di sản, ngoài thời gian thực hành các nghi lễ truyền thống, ông vẫn đều đặn giảng dạy chữ Nôm Dao cho bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ trong cộng đồng. Với nền tảng kiến thức sâu sắc, ông không ngừng nghiên cứu, biên soạn tài liệu học tập, giúp người học dễ dàng tiếp cận, hiểu và thực hành ngôn ngữ dân tộc mình. Nhờ đó, nhiều em nhỏ đã có thể đọc thông, viết thạo chữ Nôm, mở ra một cánh cửa trở về với cội nguồn văn hóa của dân tộc Dao giữa đời sống hiện đại.
Tính đến nay, ông Xuân đã truyền dạy cách viết chữ Nôm - Dao, hát Páo Dung, dạy cách làm lễ cấp sắc cho hàng trăm người, chủ yếu cho người ở các thôn của xã Đồn Đạc và huyện Ba Chẽ. Học trò ông có cả người đến từ huyện Hoành Bồ và TP. Cẩm Phả. Tuy nhiên, con đường truyền dạy còn gặp không ít khó khăn.
“Nói thật là cũng đã có hàng trăm học trò muốn và đã theo học nhưng không tiếp thu được. Giờ mới cũng chỉ được mấy người thôi. Còn nhiều khó khăn lắm. Bằng kinh nghiệm, kiến thức vốn có của mình, tôi luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để trao truyền các giá trị văn hóa mà mình biết cho thế hệ sau để giữ gìn văn hóa dân tộc”, ông Xuân trải lòng.
Đặc biệt, ông tích cực tham gia nhiều chương trình, hoạt động cụ thể tại địa phương: Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng; giảng dạy lớp hát đối Dao Thanh Phán tại thôn Nà Bắp...
Đánh giá cao những đóng góp của ông Triệu Thanh Xuân trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa Dao Thanh Phán trong những năm qua, Phó Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc Triệu A Lộc nhấn mạnh: “Chính quyền xã cũng đã vận động gia đình ông Triệu Thanh Xuân mở các lớp truyền dạy lễ nhập đồng nhảy lửa, chữ Nôm - Dao, hát dân ca Dao, thêu hoa văn trên trang phục nam cho thế hệ trẻ trên địa bàn xã để gìn giữ vốn di sản văn hóa quý giá mà cha ông ta đã để lại”.
Mỹ Dung (Báo Dân tộc)
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo,...
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này...
Những năm qua, đồng bào dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn) đã và đang tích cực gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân...
Đến câu lạc bộ Bảo tồn bản sắc dân tộc Sán Dìu thôn Hội Tân, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tôi gặp được anh Trương Minh Quyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, người mà...
Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng...
Theo dòng chảy thời gian, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng ngày càng mai một. Thế nhưng, bằng tình yêu với...
Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo...
Lễ hội Then Kin Pang là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Qua thời gian, sự trường tồn của...
Những bộ quần áo, khăn đội đầu, chiếc yếm... vẫn hằng ngày được các bà, các mẹ người Dao, thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỉ mỉ từng đường kim,...
baophutho.vn Ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng...