
{title}
{publish}
{head}
Các nhà khoa học Nga từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI) ghi nhận thấy các sông băng ở phía Tây Nam đảo Spitsbergen đang tan chảy với tốc độ rất nhanh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, các nhà khoa học Nga từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI) ghi nhận thấy các sông băng ở phía Tây Nam đảo Spitsbergen đang tan chảy với tốc độ rất nhanh.
Họ lưu ý rằng lần gần nhất hiện tượng như vậy xảy ra là khoảng 4.000 năm trước – từ thời kim tự tháp Cheops và những con voi ma mút cuối cùng còn tồn tại.
Theo các nhà khoa học, quần đảo này hiện đang nằm ở tâm điểm của biến đổi khí hậu. Trong 5 năm qua, các sông băng ở phía Tây Nam Spitsbergen đã mất gần 2,5 m độ dày mỗi năm.
Theo ông Anton Terekhov, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực, nếu tốc độ tan chảy hiện tại tiếp tục, sông băng Aldegonda với độ dày trung bình khoảng 80 m có thể biến mất trong vòng 30 năm.
Các nhà khoa học lưu ý rằng quan sát sự co hẹp các sông băng Spitsbergen có tầm quan trọng cơ bản đối với các hệ sinh thái Bắc Cực, vì quá trình này quyết định lượng dòng chảy nước ngọt, ảnh hưởng đến chế độ sông, biến động của lớp đất đóng băng vĩnh cửu và dòng dưỡng chất chảy vào vùng nước của các vịnh.
Trước đó, theo báo cáo của UNESCO, tình trạng băng tan đang đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm và nước của 2 tỷ người. Tổ chức này lưu ý rằng tốc độ tan chảy “chưa từng có” hiện nay của sông băng sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Trong một nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Spitsbergen được nêu tên là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng băng tan nhanh, cùng với Na Uy, Thụy Điển và dãy núi Andes nhiệt đới.
Báo cáo nêu rõ rằng băng tan và lượng tuyết phủ vùng núi giảm làm ảnh hưởng đến 2/3 tổng diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu trên thế giới.
Tổ chức này nhấn mạnh rằng có hơn 1 tỷ người sống ở các vùng núi và trong số đó, đến một nửa ở các nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Nguồn TTXVN
Chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027 tập trung vào các lĩnh vực then chốt như Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán đám mây, an ninh mạng và kỹ năng số.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố tại một sự kiện ở Phòng Bầu dục: "Những gì chúng tôi sẽ làm là áp thuế 25% đối với tất cả ôtô không được sản xuất tại Mỹ"."
baophutho.vn Nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt trong xu hướng...
Với tốc độ tan chảy hiện tại, WMO lo ngại nhiều sông băng ở phía Tây Canada và Mỹ, Scandinavia, trung tâm châu Âu, Kavkaz và New Zealand sẽ không thể tồn tại qua thế kỷ này.
baophutho.vn Khoa học công nghệ (KHCN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt, là nền tảng và động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện...
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất truyền thông không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao...
Theo Cơ quan Cảnh sát châu Âu, trí tuệ nhân tạo đang bị lạm dụng để thúc đẩy các hoạt động tội phạm có tổ chức, từ việc tạo ra hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em đến việc rửa...
baophutho.vn Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị,...
baophutho.vn Trong bối cảnh phát triển kinh tế số, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất,...
Hội nghị AISC 2025 cho thấy sự chủ động trong kết nối, thúc đẩy hợp tác quốc tế, từ đó tạo tiền đề vững chắc cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành công nghệ cao.
Để tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, việc thu hút các công ty công nghệ thế giới sẽ tạo ra được làn sóng đầu tư tại Việt Nam.