Cập nhật:  GMT+7

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Ngày 1/3 âm lịch, đã khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa– Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. Tuy nhiên, từ trước ngày khai mạc, ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì, các hoạt động lễ hội đã diễn ra sôi nổi.

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Các thành viên đoàn rước kiệu xã Hy Cương bao sái kiệu chuẩn bị lễ hội.

Nhiều năm nay, xã Hy Cương, TP Việt Trì vinh dự được rước kiệu lễ vật trong lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày chính hội mùng 10 tháng 3. Theo chị Bùi Thị Thượng, cán bộ văn hóa xã, năm nào đội rước kiệu của xã cũng tham gia rước ít nhất 3 lần. Lần đầu là lễ dâng hương của đoàn thành phố Việt Trì, lần thứ 2 sẽ tham gia lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã vùng ven và lần 3 vào ngày chính hội sẽ rước kiệu lễ vật lên Đền Thượng.

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Học sinh Trường Tiểu học Hy Cương biểu diễn Hát Xoan chào mừng Lễ hội Đền Hùng.

Trước khi thực hiện nghi lễ rước kiệu, các thành viên trong đoàn rước sẽ tập trung tại Đình Cổ Tích thắp hương xin Thành hoàng làng dâng kiệu ra trước cửa đình để bao sái và kiểm tra kiệu. Ông Triệu Văn Tiến, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hy Cương cho biết: Đoàn kiệu của xã có trên 100 người trong đó có 52 người khiêng kiệu, còn lại là đội bát âm sênh tiền, đội quan viên, bô lão, đội thiếu nữ và 36 em học sinh của Trường Tiểu học Hy Cương. Trước mỗi dịp lễ hội, các thành viên trong đoàn rước đều chuẩn bị, tập luyện kỹ càng để đảm bảo đoàn rước đều, đẹp, đúng theo các nghi thức truyền thống.

Từng có khoảng 20 năm tham gia đội khiêng kiệu xã Hy Cương, anh Đào Anh Trung - Đội trưởng đội khiêng kiệu của xã chia sẻ: Bản thân tôi cũng như các thành viên trong đội rất vinh dự và tự hào được tham gia rước kiệu lễ vật lên Đền Thượng. Việc rước kiệu một mạch lên đền không chỉ yêu cầu những người có sức khỏe, mà còn phải có kỹ thuật, biết phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong đội. Đặc biệt, bản thân và gia đình các thành viên đoàn rước đều phải luôn gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa ở địa phương.

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Thủ từ Đình Hùng Lô bao sái kiệu trước lễ rước kiệu.

Không chỉ tham gia lễ rước kiệu, trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm nay, xã Hy Cương còn tổ chức nhiều hoạt động như treo băng rôn, hồng kỳ trên các tuyến đường trục chính và tại trụ sở một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn; tổ chức các đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải nhằm đảm bảo mỹ quan. Đồng thời, tập trung kiểm tra, ra quân đảm bảo trật tự đô thị, trật tự hành lang an toàn giao thông, xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh các dịch vụ đặc biệt tại tuyến đường qua cổng chợ quê khu vực Đền Hùng...

Chào đón Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ, các trường học trên địa bàn cũng nỗ lực thi đua dạy tốt– học tốt, tổ chức ngày hội viết chữ đẹp, tuần lễ áo dài và đồng diễn Hát Xoan trong nhà trường. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng háo hức mong chờ đến ngày hội chính.

Các xã vùng ven Đền Hùng tưng bừng vào hội

Đội bát âm tập luyện các tiết mục biểu diễn trong hội làng Hùng Lô.

Cùng với xã Hy Cương, tại xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội làng Hùng Lô cũng gấp rút được triển khai, thực hiện. Đồng chí Nguyễn Tiến Đức – Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Lễ hội làng Hùng Lô được tổ chức đúng vào dịp Lễ hội Đền Hùng hàng năm. Năm nay, hội làng có nhiều điểm mới đặc biệt so với những năm trước. Không chỉ tổ chức trọn vẹn phần lễ mà tại phần hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động như tổ chức yến tiệc tại nhà yến lão đình làng cùng các trò chơi dân gian: Chọi gà, cờ tướng, bóng chuyền hơi, kéo co, thi gói, nấu bánh chưng, trình diễn Hát Xoan làng cổ và giao lưu văn nghệ, chơi bịt mắt đập niêu, ném còn...

Lễ hội làng Hùng Lô được tổ chức từ ngày 13/4 – 18/4 (tức từ đêm mùng 5 đến hết ngày 10/3 âm lịch).

Tham gia chuẩn bị lễ hội làng, ông Nguyễn Tiến Hùng – Thủ từ Đình Hùng Lô cho biết: Đình Hùng Lô còn lưu giữ nhiều bảo vật quý giá như: 11 sắc phong của các vị vua và 5 bộ kiệu trong đó có kiệu bát cống từ năm 1697. Đó chính là những giá trị văn hóa quý giá mà thế hệ trước đã gìn giữ, để lại cho thế hệ sau...

Đây là lễ hội quan trọng với địa phương, không chỉ nhằm khôi phục, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương mà còn góp phần tuyên truyền, quảng bá những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của xã Hùng Lô với thế hệ trẻ. Đặc biệt, đây là lễ hội đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn ở địa phương từ sau khi Hùng Lô được công nhận điểm du lịch văn hóa cộng đồng cấp tỉnh năm 2021; lễ hội đình Hùng Lô được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và là sản phẩm du lịch OCOP cấp tỉnh năm 2022.

Vĩnh Hà


Vĩnh Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Độc đáo thi kéo lửa nấu cơm tại Đào Xá

Độc đáo thi kéo lửa nấu cơm tại Đào Xá
2024-03-26 12:51:00

baophutho.vn Trên hành trình du xuân qua mảnh đất Đào Xá, huyện Thanh Thủy, bên cạnh những lễ hội có lịch sử hàng trăm năm, khách thập phương còn đặc biệt...

Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc

Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc
2024-03-23 14:10:00

baophutho.vn Nguyễn Mẫn Đốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thi thư, lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long