{title}
{publish}
{head}
Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên khi chúng ta già đi. Đối với phụ nữ, nguy cơ này tăng lên sau thời kỳ mãn kinh, nhưng phụ nữ trẻ cũng có thể mắc bệnh. Vậy có cách nào ngăn ngừa không?
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, hiểu được những yếu tố nguy cơ và các triệu chứng để nhận biết, là rất quan trọng để chống lại bệnh tim ở phụ nữ.
Cách để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim
- Biết các yếu tố rủi ro của bạn
Các yếu tố rủi ro của bệnh tim bao gồm:
Cholesterol cao
Bệnh đái tháo đường
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm...
Béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, tăng cholesterol và tiền đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoại trừ tiền sử gia đình, bạn có thể sửa đổi các yếu tố nguy cơ này để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Quản lý tình trạng sức khỏe hiện tại:Các tình trạng sức khỏe này bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp và cholesterol cao.Trao đổi với bác sĩđể có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các tình trạng này.
- Nhận biết các triệu chứng đau tim ở phụ nữ:Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể giống hoặc khác với triệu chứng ở nam giới, có thể bao gồm:
Đau hoặc cảm giác tức ở ngực, cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc bụng
Hụt hơi
Buồn nôn, nôn
Đổ mồ hôi lạnh...
Cũng như nam giới, triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim ở phụ nữ là khó chịu ở ngực, nhưng bạn có thể bị đau tim mà không bị đau ngực hoặc tức ngực. Và phụ nữ có nhiều khả năng mắc các triệu chứng khác hơn nam giới, chẳng hạn như đau lưng, đau quai hàm, khó thở, khó tiêu và buồn nôn/nôn.
Nếu bạn có những triệu chứng này và nghi ngờ mình đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu và ngay cả khi bạn không chắc chắn, nó có thể cứu mạng bạn.
- Hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh:Bạn không cần phải hoàn thành tất cả hoạt động vào một thời điểm nhất định và cũng không sao nếu bạn không phải là người thích tập gym. Đi bộ có thể là một cách dễ dàng để bắt đầu. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mức độ hoạt động phù hợp với bạn.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho tim mạch:Ví dụ, bạn có thể ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn; hạn chế chất béo bão hòa, đường bổ sung và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn. Chọn miếng thịt nạc nhất hiện có và chế biến chúng theo những cách lành mạnh.
Nhãn thông tin dinh dưỡng có thể cho bạn biết thông tin chính về thực phẩm đóng gói mà bạn ăn. Nó bao gồm thông tin chi tiết về kích cỡ khẩu phần và natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bạn.
- Sử dụng aspirin hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người:Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng aspirin để ngăn ngừa các cơn đau tim.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc: Hút thuốc là ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Vì vậy hãy tìm cách giúp bạn bỏ thuốc lá.
Mãn kinh không gây ra bệnh tim, nhưng sự suy giảm estrogen sau mãn kinh có thể là một trong nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ. Ngoài ra, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim...
- Tuân thủ kế hoạch điều trị nếu có:Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lập kế hoạch chăm sóc cho sức khỏe tim mạch của mình.
Hãy lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung và mang theo đến tất cả các lần tái khám và đừng ngần ngại hỏi bất cứ vấn đề nào bạn còn chưa rõ để có được sự hiểu biết thấu đáo về bệnh và cách giảm thiểu rủi ro. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong chăm sóc phòng ngừa bệnh tim và các biến cố liên quan.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
baophutho.vn Vital Enzyme là thực phẩm bảo vệ sức...
Hàm răng khỏe mạnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với thẩm mỹ và quá trình tiêu hóa thức ăn. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo răng chắc khỏe là thực hiện chế độ ăn...
Thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến nhiều người bị ốm. Tham khảo các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị ốm để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất.
Cảm lạnh và cúm rất thường xảy ra trong thời tiết lạnh. Ho và đau họng là triệu chứng thường gặp của tình trạng này. Vậy ứng phó thế nào?
Một giấc ngủ chất lượng có nhiều tác động tích cực đối với hoạt động của nhận thức, trí nhớ, khả năng tập trung, điều khiển cảm xúc. Nếu sau một đêm không ngon giấc, tập thể...
Việc móng tay chẻ, nứt làm hỏng vẻ ngoài của móng tay, ảnh hưởng đến sức khỏe móng... Móng tay khỏe mạnh không chỉ đẹp mà còn giúp bảo vệ đầu ngón tay khỏi những chấn thương có...
Hành lá là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hành lá từ lâu cũng được sử dụng như một dược liệu chữa nhiều bệnh mà có thể bạn chưa biết
Rau mùi là một loại rau gia vị rất phổ biến ở nước ta. Tất cả các bộ phận của cây rau mùi (trừ rễ) đều có thể ăn được, nhưng lá tươi và hạt khô là những bộ phận được sử dụng...
Tóc rụng, tóc thưa gây mất thẩm mỹ, đồng thời là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên có một số cách có thể giúp tóc mọc nhanh hơn...
Từ ngày 1/4, các bệnh viện trên cả nước sẽ thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và giấy hẹn khám lại.