Cập nhật:  GMT+7

"Chìa khóa" mở lối phát triển bền vững

Huyện Tân Sơn có 32 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống, chiếm 83,5% dân số toàn huyện. Thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã và đang khẳng định vai trò như một “chìa khóa” để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng vùng cao ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chìa khóa mở lối phát triển bền vững

Sản phẩm gà ủ muối Tân Sơn dần quen thuộc với thực khách trong và ngoài tỉnh.

Xác định HTX là yếu tố then chốt, những năm qua, huyện Tân Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành để triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ kinh tế HTX phát triển. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2025 đã giúp huyện tập trung rà soát, lựa chọn những đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp để đầu tư phát triển các mô hình liên kết sản xuất nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng vùng miền và nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Huyện đã dành nguồn lực đáng kể để hỗ trợ xây dựng và tạo lập thương hiệu cho nhiều HTX tiêu biểu. Có thể kể đến các dự án như: "Nâng cao chất lượng chè xanh gắn với xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ” của HTX Sản xuất chè an toàn Long Cốc; “Nâng cao chất lượng chè xanh gắn với xây dựng thương hiệu chè xanh khu vực Vườn Quốc gia Xuân Sơn” của HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp Xuân Đài; hay dự án “Liên kết chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm gà ủ muối Tân Sơn” của HTX Chăn nuôi, sản xuất và chế biến gà ủ muối Tân Sơn. Những dự án này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn định vị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chìa khóa mở lối phát triển bền vững

Sản phẩm quýt Mường Kịt là minh chứng cho thấy sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Hiện tại, Tân Sơn có 41 HTX, trong đó khoảng 30 HTX đang hoạt động hiệu quả, với doanh thu bình quân ước đạt 1 tỷ đồng/HTX/năm. Các HTX này thu hút gần 600 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 550 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 62,5 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, trong tổng số 23 sản phẩm OCOP của huyện, có tới 12 sản phẩm OCOP do HTX làm chủ thể, chiếm 52,2%, minh chứng rõ nét cho vai trò của HTX trong phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Một trong những câu chuyện thành công điển hình là HTX Chăn nuôi, sản xuất và chế biến gà ủ muối Tân Sơn. Với 10 thành viên, đây là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chăn nuôi, sản xuất và chế biến quy mô lớn tại xã Văn Luông. Nắm bắt lợi thế từ chủ trương bảo tồn và phát triển các giống gà truyền thống của Tân Sơn như gà nhiều cựa, gà ri bản địa, HTX đã tìm ra hướng đi mới, tạo ra giá trị kinh tế cao và sức cạnh tranh trên thị trường. Ông Trần Văn Dũng - Giám đốc HTX Chăn nuôi, sản xuất và chế biến gà ủ muối Tân Sơn chia sẻ: Giá bán khoảng 250.000đ/con, trung bình mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường khoảng 50.000 con gà ủ muối, lợi nhuận đạt khoảng 500 triệu đồng/năm. HTX không chỉ tạo việc làm trực tiếp, thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập ổn định từ 6-10 triệu đồng/người/tháng mà còn gián tiếp tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho nhiều hộ gia đình tham gia nuôi gà trên địa bàn...

Có những kết quà đó không thể không nhắc đến vai trò tích cực của Liên minh HTX tỉnh trong việc tư vấn và hỗ trợ các HTX vùng đồng bào DTTS củng cố hoạt động. Các hình thức hỗ trợ đa dạng bao gồm: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thành viên và người lao động; hỗ trợ cơ sở vật chất, gian trưng bày giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ nhãn mác, bao bì sản phẩm và xây dựng video tuyên truyền trên website bán hàng; hỗ trợ các HTX vay vốn ưu đãi tại các quỹ do Liên minh HTX tỉnh quản lý. Năm 2023, HTX Cây ăn quả và dược liệu Mường Kịt (xã Kiệt Sơn) đã nhận được sự hỗ trợ từ Liên minh HTX tỉnh để triển khai thực hiện dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mường Kịt cho sản phẩm cam, quýt xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn”. Dự án này là minh chứng cho thấy sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Phát triển HTX được coi là giải pháp kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống, bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS Tân Sơn. Để các mô hình HTX tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, ngoài sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể, thì sự nỗ lực, chủ động của chính người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc đổi mới hoạt động sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm đặc trưng và nắm bắt nhu cầu thị trường là những yếu tố cốt lõi giúp sản phẩm vùng cao đến gần hơn với người tiêu dùng, từ đó giúp các HTX phát triển bền vững. Với những định hướng đúng đắn, sự đồng lòng từ chính quyền, các tổ chức và đặc biệt là sự chủ động của cộng đồng, Tân Sơn đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một huyện miền núi ngày càng giàu đẹp, văn minh, nơi kinh tế HTX là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và bền vững.

Hoàng Giang


Hoàng Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm OCOP

Doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm OCOP
2025-05-26 11:41:00

baophutho.vn Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng trở nên rõ nét, không chỉ ở khía cạnh đầu tư sản...

Khai thác lợi thế phát triển thủy sản

Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
2025-05-26 10:24:00

baophutho.vn Tận dụng lợi thế từ diện tích mặt nước, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tích cực đưa các giống mới, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long