
{title}
{publish}
{head}
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán hết sức độc đáo và đặc sắc, trong đó có lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa, theo người Ê Đê, không đơn thuần là việc gọi nhau “bạn thân”. Đó là nghi thức thiêng liêng kết nối hai con người như ruột thịt, là cách để mở rộng gia đình, để buôn làng thêm bền chặt, yên vui. Người được kết nghĩa có thể trở thành anh em, chị em, hoặc thậm chí là mẹ con với người trong gia đình đối phương, tùy vào tuổi tác và sự lựa chọn của hai bên.
Mọi người trong buôn chúc mừng anh Y Nhă và anh H’Pung đã trở thành anh em kết nghĩa. Ảnh: Thủy Lê.
Sợi chỉ tâm linh thiêng liêng
Sáng sớm, buôn Cuôr Đăng, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk vẫn còn đắm mình trong làn hơi sương mờ mịt của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên. Khói bếp quyện cùng hương thơm từ gạo nếp mới và thịt rừng len qua khe mái nhà dài. Tôi đến đây theo lời mời của già Y Bom, một người già uy tín trong buôn, để chứng kiến một lễ kết nghĩa được tổ chức giữa hai người đàn ông trẻ. Một nghi lễ không ồn ào, nhưng là sợi chỉ đỏ kết nối cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Người Ê Đê mình không sống riêng rẽ. Thương quý nhau là làm anh em. Kết nghĩa rồi là sống chết có nhau, không bỏ nhau lúc hoạn nạn” - già làng Y Bom chậm rãi nói, khi dẫn tôi đến gian nhà dài nơi diễn ra lễ kết nghĩa.
Trong xã hội của người Ê Đê truyền thống, lễ kết nghĩa là một nghi thức xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hai người không cùng huyết thống, nhưng vì mến mộ, tin tưởng hoặc từng trải qua hoạn nạn bên nhau, quyết định “kết nghĩa” để trở thành anh em ruột thịt. Sợi dây này không chỉ nối hai con người, mà còn nối cả gia đình, dòng tộc và cộng đồng buôn làng. Người Ê Đê không có họ hàng theo kiểu người Kinh. Tình thân không nhất thiết phải do máu mủ, mà có thể bắt đầu từ một cái siết tay và kết lại bằng một lời thề với đất trời. Cái tên gọi “anh em”, “cha con”, “mẹ con” trong lễ kết nghĩa không chỉ là hình thức, mà là trách nhiệm, là bổn phận suốt đời.
Buổi lễ bắt đầu giữa gian nhà dài đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chủ nhân của buổi lễ kết nghĩa hôm nay là anh Y Nhă và anh H’Pung, cùng trú trong buôn. Cả hai ngồi cạnh nhau, mặc áo thổ cẩm truyền thống, mặt rạng rỡ, tay nắm chặt tay. Họ là bạn từ thuở thiếu niên, làm rẫy cùng nhau, cùng vào rừng, cùng vượt qua những mùa giáp hạt. Nay, họ quyết định kết nghĩa để tình bạn ấy hóa thành tình thân.
Vòng đồng - vật tín giao ước
Khoảng giữa buổi, tiếng chiêng bắt đầu vang. Những âm thanh trầm hùng từ dàn chiêng cổ như làm sống dậy từng thớ đất rừng già. Cả buôn đổ về nhà anh Y Nhă. Mỗi người mang theo một món lễ nhỏ, từ ché rượu cần đến mâm cơm, con gà, bó lá rừng..., không ai bảo ai, nhưng mọi người đều hiểu hôm nay là ngày lễ linh thiêng. Mọi người ổn định chỗ ngồi theo phong tục: phụ nữ ngồi bên phía Nam của căn nhà, đàn ông ngồi bên phía Bắc.
Thầy cúng là một người đàn ông tóc bạc, áo chàm đã sờn vai tiến ra giữa gian nhà, đứng quay mặt về hướng Đông, nơi mặt trời mọc, để đón nhận năng lượng tinh túy từ thiên nhiên. Mắt ông nhìn lên trần nhà, nơi treo chiếc nôi tre cũ kỹ, biểu tượng của linh hồn tổ tiên. Ông khấn trước tổ tiên, xin các Yàng (thần linh) chứng giám cho lời thề kết nghĩa của hai người, chứng giám cho mối quan hệ mới, mong muốn hai bên sẽ thương yêu, giúp đỡ nhau như ruột thịt, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn. Trên tay ông là chiếc vòng đồng, đây là vật tín giao ước linh thiêng không thể thiếu trong nghi lễ này cùng một ché rượu cần và một con gà trống. “Các Yàng ơi, hôm nay, con trai làng kết nghĩa. Họ sẽ gọi nhau là anh em, sống chết có nhau. Họ sẽ giữ gìn nhau như máu thịt. Nếu một người đau, người kia sẽ lo. Nếu một người mừng, người kia sẽ cùng vui. Không bỏ, không quên, không phản bội...”.
Thanh niên trong buôn tổ chức văn hóa, văn nghệ sau lễ kết nghĩa. Ảnh: Thủy Lê.
Dứt lời khấn, thầy cúng rưới tiết gà lên trán hai người đàn ông, rồi đeo vào tay họ chiếc vòng đồng. Chiếc vòng nhỏ, nặng, sẫm màu như ánh rừng. Không cầu kỳ nhưng mang trọng lượng của cả một lời thề. Từ nay, họ sẽ là một. Nếu một người gặp hoạn nạn, người kia sẽ bên cạnh. Nếu một người có vui, người kia cũng được vui. Không cãi cọ, không phản bội, chỉ có thương yêu... “Từ nay, các ngươi không còn là bạn. Là anh em. Là người một nhà. Gọi nhau bằng máu, sống với nhau bằng nghĩa. Chiếc vòng đồng này là vật chứng. Một khi đã đeo, không thể tháo bỏ. Tháo ra là phản bội” - Già làng Y Bom nói với hai chàng trai vừa kết nghĩa anh em.
Buổi lễ chuyển sang phần rượu cần và tiệc mừng. Cả nhà dài vang tiếng cười, tiếng chiêng và lời ca Ê Đê. Cơm nếp dẻo thơm, thịt heo nướng giòn rụm, rượu cần men lá cay nồng - tất cả như kết tụ tình đất, tình người nơi đây. Người trong buôn nối vòng xoang, tay nắm tay xoay đều quanh ché rượu, từng bước chân như hòa cùng nhịp đập của rừng già. Trong khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng, lễ kết nghĩa không chỉ là một tập tục, mà là lối sống, một kiểu triết lý rất riêng của người Ê Đê. Giữa thế giới hiện đại đầy biến động, nơi mà con người ngày càng xa cách nhau, họ vẫn giữ được một cách để gắn kết – không cần hợp đồng, không cần máu mủ, chỉ cần tin tưởng và tình người.
Bốn biển đều là anh em
Tôi nhìn thấy một đứa trẻ chừng 10 tuổi chạy lại ôm lấy anh H’Pung, gọi “bố kết nghĩa”. Mẹ đứa bé cười hiền: “Từ nay, nó có thêm một người cha”. Trong văn hóa Ê Đê, kết nghĩa không chỉ kết giữa hai người mà mở rộng ra cả gia đình. Con của người này có thể gọi người kia là bố, là mẹ. Những mối quan hệ xã hội được đan chặt bằng sợi dây tin tưởng và trách nhiệm. “Mai này, nếu có đứa con nào của anh H’Pung lên phố học hành, mà gặp người nhà anh Y Nhă, thì cũng là người một nhà” - một người lớn trong buôn nói nhỏ bên tai tôi. Đơn giản, mà sâu sắc.
Điều đặc biệt là, lễ kết nghĩa không bị bó hẹp trong người Ê Đê. Nhiều năm trước, có những người Kinh vào buôn sinh sống, sau thời gian làm rẫy cùng, sống cùng, họ cũng được mời kết nghĩa. Trong một xã hội hiện đại, ngày càng cá nhân hóa, lễ kết nghĩa trở thành biểu tượng cho tình người còn sót lại giữa guồng quay gấp gáp. Già Y Bom kể: “Ngày xưa, nhiều người kết nghĩa rồi đi đánh giặc chung. Có người chết, người ở lại nuôi con anh em như con mình. Cái vòng đồng trên tay, ai tháo ra là mất mặt với buôn làng. Nó không chỉ là tín vật, mà là luật thiêng của rừng”.
Tôi rời buôn Cuôr Đăng khi mặt trời đứng bóng. Trong đầu vẫn còn văng vẳng tiếng chiêng, trong tim vẫn còn đọng lại cái nắm tay chặt và cái ôm lặng giữa hai người đàn ông. Tôi hiểu, trong một thế giới mà mọi mối quan hệ đang trở nên mỏng manh, thì ở nơi này, người Ê Đê vẫn giữ được một cách để thương nhau bằng nghi lễ, bằng lời thề và bằng một chiếc vòng đồng nhỏ bé mà bền chặt như rễ cây rừng.
Thủy Lê/Báo Biên Phòng
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim” của người Bahnar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vừa được thay mái mới sau nhiều năm che nắng gió,...
Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng...
Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu...
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi...
Giữa núi rừng Tây Nguyên, tại xã biên giới Pờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), già làng Y Pan, người phụ nữ dân tộc Brâu (sinh năm 1930), vẫn là điểm tựa tinh thần của cộng...