
{title}
{publish}
{head}
Lễ hội Then Kin Pang là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Qua thời gian, sự trường tồn của lễ hội đã góp phần tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Thái trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 6-7/4, gồm phần lễ và phần hội, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.
Sử tích Lễ hội Then Kin Pang
Cũng giống như Lễ hội Áp Hô Chiêng (hay còn gọi là Lễ hội gội đầu) được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm cũ, cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại tổ chức Lễ hội Then Kin Pang.
Trong tiếng Thái, chữ “Then” để chỉ các vị thần linh ở Mường Trời, ngoài ra, chữ “Then” còn được hiểu là một người thầy mo có trình độ, kỹ thuật cúng bái và chữa bệnh cao tay hơn các thầy mo khác. Còn chữ “Kin” có nghĩa là ăn, chữ “Pang” là lễ hay người dự. Then Kin Pang là dịp để dân bản dâng lễ tạ ơn Then, được tổ chức định kì vào đầu mùa mưa. Bởi theo quan niệm của người dân tộc Thái ở Lai Châu, cõi trời là một mường, trong đó có các vị Then. Các vị Then đều có tấm lòng bao dung độ lượng, yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu con người, vì vậy, hàng năm Vua Trời phái các vị Then xuống hạ giới để cứu giúp con người, ai ốm đau được Then cho thuốc, người nào gặp rủi ro, vận hạn, Then sẽ cầu phúc cho tai qua nạn khỏi.
Then cũng là người đại diện cho người dân giao tiếp với các thần linh, cầu phúc cho dân, ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì vậy, cứ vào dịp ngày 10/3 âm lịch hàng năm, các Nụ liệng - Nụ hương (tức là những người con nuôi được Then cầu hồn, chữa bệnh) dâng lễ tạ ơn Then và mời các thần linh xuống trần gian hưởng thụ, cùng chung vui với mọi người trong ngày hội. Thời gian cúng có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, tùy thuộc vào số lượng con nuôi đến với Then nhiều hay ít. Lễ hội mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, không có yếu tố mê tín dị đoan, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết.
Bà Then vừa hát, vừa đánh đàn tính tẩu cùng các nàng sao tại lễ cúng Then. Ảnh: Thủy Lê.
Với lối hát Then truyền thống, người hát chính trong Lễ hội Then Kin Pang là các thầy mo hoặc các cụ già có uy tín trong các bản. Những làn điệu Then của người Thái vùng Tây Bắc đều bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nên các câu hát Then chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, mang tính nhân văn sâu sắc. Qua lời hát, ông Then cầu chúc cho dân làng trong bản, trong mường sang một năm mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khỏe mạnh, no ấm, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn của con cái đối với cha mẹ. Cầu phúc lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con cháu tạ ơn các thần linh (Then), các thầy mo trong dịp đầu năm mới.
Những lời hát trong Lễ hội Then Kin Pang không chỉ là tín ngưỡng, mà còn hàm chứa cả những lời răn dạy con người, ca ngợi đạo đức, phản ánh, chê bai thói hư tật xấu, thể hiện tình yêu nam nữ và cả tình yêu với quê hương, đất nước. Bởi vậy, hát Then của người Thái chính là môn nghệ thuật tổng hòa thi ca, nhạc và múa, khơi dậy vẻ đẹp tâm hồn.
Lễ và hội Then Kin Pang
Người dân tộc Thái có câu: “Bó pục púng Then cả - Bó mạ púng Then sương”, có nghĩa là: Hoa bưởi nở Then sướng - Hoa bó mạ nở Then vui. Vì vậy, việc trang trí bàn thờ Then trong Lễ cúng Then Kin Pang không thể thiếu các loại hoa nhiều màu sắc, nhất là loài hoa bó mạ. Loài hoa này được xem là biểu tượng của Lễ hội Then Kin Pang, có hoa bó mạ thì mới có ngày hội Then. Bên cạnh đó, trên bàn thờ còn treo rất nhiều chim én (biểu tượng của mùa xuân sinh sôi, nảy nở) được gấp bằng giấy màu để gửi gắm những nguyện ước của người dân đến các vị thần linh.
Mâm lễ vật dâng cúng Then gồm có một con lợn, một con gà luộc để nguyên con, xôi nếp, rượu, nước... Các lễ vật dâng cúng mang dáng dấp của vạn vật cõi nhân gian như báo hiệu một năm mới đủ đầy, tràn ngập niềm vui đã về. Ngoài ra, trước khi tiến hành nghi lễ cúng Then, người ta còn chuẩn bị một mâm lễ với một con gà và xôi để cúng Thổ công ở ngoài trời và một mâm lễ cúng tạ ơn những người có công lập bản, dựng mường; tạ ơn những vị anh hùng đã có công đánh giặc giữ mường. Mọi người đến với Lễ hội Then Kin Pang đều tâm niệm thắp hương lên bàn thờ Then để cầu nguyện một năm mới may mắn, an lành, hạnh phúc.
Màn té nước cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái trong Lễ hội Then Kin Pang là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo người dân cũng như du khách. Ảnh: Thủy Lê.
Trong 3 ngày trước lễ và trong ngày làm lễ, các ông Then hoặc bà Then (thường là các thầy mo hay các già làng, trưởng bản, người có uy tín được dân bản bầu ra) kiêng kị không được ăn thịt các con vật. Vào giờ hành lễ, ông Then mặc trang phục của Then, tay đánh đàn tính tẩu uy nghi như một vị tướng, vừa hát, vừa đánh tính tẩu. Theo hầu là các nàng sao (Báo sao) có trách nhiệm múa hát, chào hỏi, chúc rượu các thần linh, thổ địa trên đường lên trời. Các nàng sao phải là những thiếu nữ Thái xinh đẹp, múa hay, hát giỏi. Tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, cuốn hút dân làng đến tham gia. Kết thúc phần lễ, Then và các Sao chẩu múa điệu “quát bó héo” (quét hoa tàn). Đó là niềm tin vào sự luân hồi trong tín ngưỡng dân gian của người Thái trắng.
Song song với phần lễ, phần hội cũng được tổ chức đồng thời với các hoạt động diễn ra sôi nổi như: phần thi văn nghệ và duyên dáng Mường Then, trình diễn tính tẩu, trình diễn nghệ thuật múa xòe và thi đấu các môn thể thao dân tộc, tái hiện cuộc sống sông nước của dân tộc Thái như: trình diễn Áp Hô Pang (gội đầu); đi cà kheo, kéo co, bắn nỏ, thi quăng chài, thả lưới, cát chăm..., trong đó, màn té nước cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái trong Lễ hội Then Kin Pang ở Lai Châu là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo người dân cũng như du khách.
Theo quan niệm của người Thái nơi đây, người càng được té nhiều nước thì càng gặp nhiều may mắn, tốt lành, bình an, hạnh phúc. Vì thế, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình trong làn suối mát lành để té nước. Từ đó, tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng khó quên cho Lễ hội Then Kin Pang. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để trai gái trong bản, trong mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu hát, điệu múa. Và sau lễ hội, nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng.
Có thể khẳng định, Lễ hội Then Kin Pang là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái nói chung, đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu nói riêng, cần được bảo tồn và phát huy. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần khuyến khích du lịch văn hóa phát triển tại vùng đất gian khó nơi địa đầu Tổ quốc.
Thủy Lê/Báo Biên Phòng
baophutho.vn Tân Sơn - miền đất sơn cước phía tây của tỉnh, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong không gian thanh bình; những nếp nhà ẩn mình giữa...
Những bộ quần áo, khăn đội đầu, chiếc yếm... vẫn hằng ngày được các bà, các mẹ người Dao, thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỉ mỉ từng đường kim,...
baophutho.vn Ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng...
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên...
baophutho.vn Với mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực huy động sự chung tay góp sức của cả...
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
Hiện nay, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống, với quy mô dân số khoảng 110 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm 49,7% dân số của tỉnh. Văn...
Tại rẻo cao Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) khi mùa vụ đã tạm lắng, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ La Chí ngày ngày cần mẫn bên khung cửi, giữ...
Trống nêm là một nhạc cụ truyền thống, là “linh hồn” của đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Vào những ngày Tết, tiếng trống vang lên để xua đi những điều...