
{title}
{publish}
{head}
Mặc dù ngày nay nước máy đã được dẫn về từng buôn, song người M“nông Gar (nhóm địa phương thuộc dân tộc M”nông) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy nước từ bến nước về chế rượu cần và thờ cúng thần linh. Lễ cúng bến nước vẫn được người dân nơi đây duy trì hằng năm.
Người dân buôn Pai Ar mặc trang phục truyền thống chào đón đại biểu đến dự Lễ cúng bến nước
Trong khuôn khổ Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk, ngày 10/3, UBND huyện Lắk tổ chức phục dựng nghi lễ cúng bến nước của người M’nông tại bến nước Đắk Hoa, buôn Pai Ar, xã Đắk Phơi. Nghi Lễ cúng bến nước do Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil, phụ cúng Ma Phương, cùng với các nghệ nhân và Nhân dân buôn Pai Ar thực hiện.
Khác với Lễ cúng bến nước của người Ê Đê thường diễn ra bên bến nước có dòng nước ngầm chảy ra. Còn với đồng bào M’nông, Lễ cúng diễn ra bên bến nước là bến sông, bến suối. Lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào đầu năm, để cảm tạ thần nước đã phù hộ cho buôn làng có nguồn nước sạch, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Từ đó, bà con ý thức cùng nhau bảo vệ nguồn nước, vệ sinh quanh khu vực bến nước, giữ nguồn nước được trong sạch.
Bắt đầu thực hiện Lễ, thầy cúng thực hiện cúng bến nước. Tại đây, thầy cúng tiến hành nghi lễ cúng nói lời tạ ơn với thần nước, thần suối, thần sông hứa sẽ giữ bến nước sạch sẽ, bảo vệ tốt nguồn nước. Tiếp theo, thầy cúng cùng bà con di chuyển đến ngã tư đường chính của buôn thực hiện nghi thức cầu sức khỏe cho buôn làng. Thầy cúng đọc hết gia phả của các dòng họ sinh sống trong buôn nhằm mục đích báo cáo với yang (thần), để yang nắm được các dòng họ sinh sống trong buôn để tiếp tục bảo vệ, che chở.
Sau đó, thầy cúng di chuyển đến cổng chào (cửa ngõ vào buôn) để khấn xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo. Thầy cúng đổ hết phần tiết heo pha rượu còn lại trong chén và đọc lời khấn với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, không sạch sẽ, không may mắn ra khỏi buôn làng, để buôn làng được bình yên, bà con trong buôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đại biểu, người dân và du khách đến bến nước Đắk Hoa xem phục dựng Lễ cúng
Theo phong tục của người M'nông, thực hiện xong các nghi thức cúng, thầy cúng sẽ về tại Nhà Văn hóa cộng đồng của buôn hoặc về nhà mình, không được phép quay trở lại bến nước, vì sợ các Yang về sẽ nhập vào người thầy cúng.
Theo Nghệ nhân ưu tú Y Krai Cil - thầy cúng thực hiện các nghi thức của Lễ cúng cho biết: Lễ cúng bến nước là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người M'nông. Trước đây, ông bà thường phải du canh, du cư khắp nơi tìm mảnh đất an cư, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn nước. Khi tìm được một nguồn nước trong lành, thì cả buôn làng phải hết lòng gìn giữ. Dù hôm nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nước máy, nước sạch được dẫn về từng buôn, nhưng người M'nông Gar vẫn lấy nước từ bến nước để chế rượu cần và thờ cúng yang.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lắk, Phó Ban Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk Võ Thành Huệ cho biết: Việc phục dựng nghi Lễ cúng bến nước của người M'nông là một hoạt động thiết thực, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp cho thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, ý thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể mà cha ông ta để lại. Đây cũng là dịp để Nhân dân, du khách hiểu sâu hơn về những giá trị tinh thần, văn hóa của đồng bào dân tộc huyện Lắk nói riêng, của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Một số hình ảnh Lễ cúng bến nước của người M'nông tại huyện Lắk
Lê Hường (Báo Dân tộc và Phát triển)
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo,...
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này...
Khác với nhà dài truyền thống của người Ê Đê, Mnông trong vùng, ngôi nhà cổ hơn 140 năm ở Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, 3...
baophutho.vn Thanh Sơn là huyện miền núi, nằm ở phía Nam của tỉnh, nơi cư trú của 32 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm 60% dân số. Những năm qua,...
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng không chỉ về cảnh đẹp tự nhiên mà còn về ẩm thực đặc trưng và phong phú. Với vị trí giáp biên giới Trung Quốc, ẩm...
Có dịp tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024, chúng tôi được chứng kiến trích đoạn trình diễn lễ đón dâu về nhà chồng của người Dao Đỏ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang,...
Di cư từ miền núi phía bắc đến sinh sống trên vùng đất Ðắk Nông, người Tày đã mang theo nhiều di sản văn hóa bản sắc tộc người, trong đó có Lễ hội Lồng tồng. Nét độc đáo của lễ...
Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa...
Xã Thanh An, huyện Minh Long, Quảng Ngãi không chỉ có Thác Trắng hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Hrê. Giữa núi rừng ấy có bà Đinh Thị Đơ lặng lẽ gìn...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời...
Trong đời sống cộng đồng người Dao, đầu xuân năm mới đồng bào thường có những tục kiêng như: kiêng một số con giáp, kiêng Dần (kình diền), kiêng Mão (kình mảo)... đến kiêng gió...
Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của...