{title}
{publish}
{head}
Chợ quê. Nơi ấy mẹ tôi bán cả tảo tần trong những sớm mờ mưa.
Quang gánh ra chợ.
Tuổi thơ tôi đi qua quang gánh của mẹ có tiếng trĩu trịt oằn vai của bí đao, khổ qua, mướp hương. Và cả thương nhớ khôn nguôi bàn chân trần bám mưa lầm lụi trong đêm cho kịp buổi chợ phiên mờ sáng - chợ Nam Phước. Là tôi bé mọn đầu chưa quá đôi gióng nhìn quanh cơ man người là người. Mà toàn đàn bà. Thi thoảng lọt thỏm vài đứa con nít theo mẹ.
Đàn bà đi chợ hồi mấy mươi năm trước, chẳng có niềm vui nào cho riêng mình. Chỉ mong bán món hàng quê được giá, tất tả ghé hàng thịt hàng cá mua chút tươi cho bầy con. Còn tôi đứng sát bên mẹ, nhìn những gương mặt trong sương, đã mơ hồ vẽ vào tâm hồn non dại những trĩu nặng của phận đàn bà.
Cái chợ Nam Phước sát quốc lộ 1 vẫn còn hào nhoáng trong ký ức. Bây giờ tôi vẫn nhớ như in “chị Nha” chuyên gom hàng nông sản ở chợ, dáng người cao to như đàn ông, quày quả ngó nghiêng từng mủng hoa màu ứ hự.
Mẹ tôi mỗi lần gánh hàng lên chợ đều tìm “chị Nha”. Chỉ cần cái gật đầu của người đàn bà ấy, mẹ tôi quang gánh nhẹ tênh về nhà. “Chị Nha” hiếm khi chê hàng của mối quen. Thuận mua vừa bán. Hay đàn bà ở chợ thương nhau từ những sớt chia không lời.
Hơn hai mươi năm bon chen phố thị, nhiều lần giật thót trước những người đàn bà ngồi nép bên góc chợ với chục trứng, bó rau. Chợ ồn ào, xô bồ, đôi khi có cả tiếng cãi vã. Nhưng rồi những tảo tần cứ thế bán đi để khi cắp nón ra về, biết đâu vơi bớt lo toan trong ngôi nhà và những đứa trẻ.
Mà cũng lạ, quanh con phố tôi ở, có đến vài chị bán buôn chợ lớn chợ nhỏ. Hễ ra chợ là gặp hàng xóm. Chị Nhung người nhỏ thó mà buôn bán lanh lẹ ở cái chợ chồm hổm bên góc đường Trưng Nữ Vương, Tam Kỳ.
Chị Thanh hai ba giờ sáng đã một mình chạy xe vô cảng Kỳ Hà lấy cá về bán kiếm ít đồng lời. Hỏi một mình đi đêm lỡ đường sá xa xôi có sợ, chị nói rồi cũng phải đi, đi mỗi ngày thành quen. Từ tất bật sớm hôm của người mẹ ấy mà các con của chị thành bác sĩ và nên người.
Mỗi sáng, ngang qua cái chợ di động của chị Thanh nơi góc phố, thấy các bà các chị xúm quanh, lòng bỗng vui như nắng lên. Là chị Bích người Tiên Phước lấy chồng xứ Đoan Trai, mỗi chiều lại về vùng trung du quê mẹ gom hàng xuống chợ bán.
Sạp hàng của chị chẳng có món nào cố định, khi thì trứng gà ta, ổi vườn, khi thì vài nải chuối, ít cam sành trái to trái nhỏ... Mớ đồ quê lộn xộn nhưng lúc nào cũng được các mẹ các chị tranh mua. Tôi đồ rằng người đàn bà ấy bán bằng những thật thà gieo vào lòng khách chợ.
Mấy hôm nay trời chuyển gió mưa. Lại nhớ dáng mẹ lọt thỏm trong chiếc áo quàng bên gánh mướp hương. Cái mùi thơm của mướp hương đông đặc trong mưa cứ bám riết tôi đến tận bây giờ. Mẹ tôi đã bán cả tảo tần ở chợ quê, để mấy đứa con gái hễ ra chợ là tìm mua cho được mớ ký ức với những món ăn xưa cũ.
Có khi chỉ là ít cá rô mùa lụt chiên vàng dằm mắm cái ớt tỏi; lòng hân hoan khi mua được hến vỏ về hì hụi nấu canh tập tàng, là bó bông bí vàng ươm như một sớm mai năm nào cha ra vườn đậy bông bí cho một mùa sai trái...
Váng vất trong đầu ý nghĩ, đàn bà ở chợ, như sương...
Tây Bình (Theo Báo Quảng Nam)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Làm bạn với khoa học (tên gốc World of Science) từng lọt top best-seller tại Singapore (năm 2021), được thực hiện bởi WS Education - đơn vị xuất bản hàng đầu cho trẻ em tại...
Từ nhỏ sống trong vòng tay mẹ, được mẹ cưng chiều như trứng mỏng nhưng con nào biết rằng, để cho con no ấm, mẹ phải đánh đổi bằng những tháng ngày gian nan cơ cực. Rồi một ngày...
Mỗi câu chuyện trong cuốn sách “Thế giới nhìn nghiêng... Bang giao kể chuyện” là một góc nhìn mới, chân thực, sắc sảo về lịch sử hình thành, sự vận động, biến đổi của quốc gia,...
Dù sinh ở Hà Nội, nhưng “làng Vũ Đại” (làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) lại góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn Trần Quốc Quân.
Sài Gòn ngày xưa, mỗi khi trời mưa, cảnh vật và con người thật lãng mạn. Bọn sinh viên chúng tôi áo dài tơ, guốc thuyền, súng sính trong những chiếc áo mưa trong suốt hoặc màu...
Ngọn khói đồng quê đã bao đời gắn bó với người nông dân cần cù một nắng hai sương... Những đồng lúa vàng, những ngọn khói ban chiều lan toả. Ngọn khói tưởng chừng dửng dưng...
Nhằm thống nhất và chuẩn hóa hệ thống khái niệm và hệ thống thuật ngữ
Tác phẩm mang tên “Đỉnh núi cao nhất miền Nam Việt Nam” được nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt thực hiện vào một buổi bình minh tháng 10/2023, tại núi Bà Đen, Tây Ninh. Bức ảnh ghi...
Bộ phim " Mất tích đêm 30" đánh dấu lần đầu tiên đạo diễn Hàm Trần thực hiện một dự án phim bộ dài tập, sau khi gây dấu ấn với nhiều tác phẩm điện ảnh chất lượng.
Cuốn sách tập hợp 38 bài viết bằng tiếng Pháp về đời sống văn hóa, phong tục, tập quán người Việt dưới góc nhìn của các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp.