{title}
{publish}
{head}
Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp trở lại bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn để chứng kiến cuộc sống của bà con dân tộc Mông nơi đây “thay da, đổi thịt” từng ngày. Những ngôi nhà xây, nhà mái ngói nằm dọc theo các con đường bê tông, trên những đồi xanh bạt ngàn càng làm cho không khí Xuân mới thêm rộn rã...
Đường vào bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Hành trình 40 năm bám bản
Trong căn nhà mái ngói khang trang, ấm cúng, Bí thư chi bộ Mùa A Su chia sẻ với chúng tôi về hành trình sau 40 năm xây dựng cuộc sống trên vùng quê mới. Những ký ức về một thời du canh du cư, cuộc sống tạm bợ nay đây mai đó của người Mông cho đến khi được Nhà nước tuyên truyền, vận động chuyển từ xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về định cư tại khu Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ rồi những khó khăn, vất vả của ngày đầu tại quê mới cứ lần lượt hiện ra. Trải theo thời gian, cuộc sống mới đã và đang đổi thay từng ngày trên vùng “cổng trời” núi cao. Về kinh tế, hàng năm ngoài nguồn thu từ làm nông nghiệp như chăn nuôi, trồng lúa và hoa màu, người dân còn có thêm nguồn thu từ trồng rừng, bảo vệ rừng, đồng bào thay đổi nhận thức, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, điển hình như các hộ Sùng A Chư, Sùng A Câu, Mùa A Lồng...
Đến nay, đời sống của bà con dân tộc Mông Mỹ Á sau 40 năm về định cư đã thực sự có nhiều khởi sắc. Khu hiện có 142 hộ với 815 khẩu, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông; khu có 12 ô tô tải, ô tô khách và ô tô con, hộ nghèo giảm còn 78 hộ, sáu hộ cận nghèo, tỉ lệ nhà xây kiên cố chiếm 24,6%...
Ngày càng xuất hiện nhiều nhà xây kiên cố ở khu Mỹ Á, xã Thu Cúc.
Về bản Mông hôm nay, chúng ta không còn bắt gặp những cảnh heo hút, lầy lội như trước kia, thay vào đó là những con đường bê tông được trải tới tận ngõ xóm, minh chứng một cuộc sống mới đã về với bà con nơi đây. Anh Mùa A Sà chia sẻ: “Gia đình tôi từ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về định cư ở đây từ năm 1993. Về đây đất đai rộng rãi, không khí trong lành. Quyết tâm vượt qua những tháng ngày gian khổ, sớm thoát cảnh đói nghèo, chúng tôi bắt tay vào phát triển sản xuất. Đến nay, gia đình tôi đã có gần 5ha rừng sản xuất, hàng năm có nguồn thu từ phát triển nông, lâm nghiệp. Kinh tế phát triển, chúng tôi có điều kiện cho các con ăn học, cuộc sống dần nâng lên".
Ông Sùng A Câu cũng cùng vui câu chuyện với chúng tôi: “Ông nội tôi là Sùng A Páo - một trong năm hộ đầu tiên về định cư tại vùng quê mới từ năm 1983. Nghe ông nội và bố kể, những năm đầu vào đây hết sức khó khăn, đường sá đi lại không thuận tiện, điện lưới sinh hoạt không có, đời sống vật chất, tinh thần của bà con rất gian nan. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và của huyện, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cuộc sống người Mông ở Mỹ Á đã cơ bản ổn định, ngày càng được nâng lên...”.
Ở bản Mông, cuộc sống “thay da đổi thịt” từng ngày.
Đoàn kết xây dựng cuộc sống mới
Có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, ngoài việc hỗ trợ của các cấp chính quyền trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, mỗi gia đình người Mông ở Mỹ Á luôn nỗ lực vượt khó, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và cuộc sống. Để đời sống của người Mông Mỹ Á dần nâng lên, phát triển ổn định, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, những năm qua, huyện Tân Sơn, xã Thu Cúc thường xuyên cử cán bộ bám sát, tích cực về khu, xóm tuyên truyền, vận động, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; động viên bà con, tạo điều kiện cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu được vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất; đồng bào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu...
Nhờ vậy, đời sống của đồng bào dân tộc Mông Mỹ Á đã có những thay đổi vượt bậc. Nhiều hộ đã tiết kiệm đầu tư mua đất trồng rừng, mua sắm các nông cụ phục vụ sản xuất, xây dựng nhà cửa khang trang, mua ô tô làm phương tiện... Đến nay, trong số 142 hộ dân tộc Mông ở khu Mỹ Á có gần 40 hộ có cuộc sống khá hơn, xây được nhà kiên cố, thu nhập bình quân đầu người đạt hàng chục triệu đồng/năm.
Đồng chí Hoàng Minh Hận - Bí thư Đảng ủy xã Thu Cúc khẳng định: “Có được cuộc sống sau 40 năm như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con đã biết phát huy nội lực, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Khi đời sống của bà con được nâng lên, họ đã ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tích cực đóng góp cùng với địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc”.
Xuân về, không khí ở bản Mông càng thêm rộn ràng, phấn khởi. Nhiều hộ chuẩn bị các món ăn truyền thống trong ngày Tết, những tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng trống cùng hòa quyện với các điệu múa của những chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống làm không gian như bừng sáng, đầy sức sống. Cùng với tổ chức đón Tết cổ truyền của dân tộc, người Mông Mỹ Á còn tổ chức các nghi lễ truyền thống, mở tiệc để bắt đầu một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Ngọc Lam
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
baophutho.vn Phú Thọ - mảnh đất Trung du, cội nguồn dân tộc là một trong năm địa phương của cả nước tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cư trú. Đây là dân...
baophutho.vn Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt. Trong đó, Mo Mường là...
baophutho.vn Hát ví đu hay còn gọi là hò đu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian đã có tự lâu đời trong văn hóa của đồng bào người Mường huyện...
baophutho.vn Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hòa cùng đất trời vào Xuân, đồng bào công giáo trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã trang hoàng nhà cửa, treo cờ...
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Những ngày...
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian,...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đa dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 58 xã thuộc khu vực I, II,...
Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho...
Theo báo cáo, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3 và 4; trong...
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình “Liên kết các nhóm họ làng Trol Ðeng bảo đảm về an ninh trật tự” tại thị trấn Chư Ty, huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai, đã phát huy hiệu quả, góp...