{title}
{publish}
{head}
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển đúng định hướng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng TMCP luôn đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Phú Thọ.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 ngân hàng TMCP ngoài Nhà nước. Thời gian qua, các ngân hàng TMCP chú trọng đổi mới toàn diện quản trị điều hành, cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ các chính sách ưu đãi. Các ngân hàng cũng đã thực hiện số hóa các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đặc biệt, các ngân hàng TMCP đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất cho từng đối tượng khách hàng và có chính sách lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tính đến cuối tháng 8, tổng dư nợ cho vay nhóm ngân hàng TMCP đạt gần 14.500 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với cuối năm 2023, trong đó cho vay ngắn hạn hơn 8.700 tỷ đồng, cho vay trung, dài hạn hơn 5.700 tỷ đồng.
Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, gần đây nhất là thiệt hại của cơn bão số 3, các ngân hàng TMCP đã và đang tiếp tục thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng thực sự khó khăn theo văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 06/2024/TT-NHNN ngày 18/6/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 “Về cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn". Bằng những biện pháp cụ thể như khoanh nợ, giảm lãi suất nợ cũ và các khoản vay mới, cán bộ tín dụng ngân hàng, chủ doanh nghiệp đã chủ động gặp nhau để trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cùng với những động thái tích cực của ngân hàng, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang từng bước có sự thay đổi về nhiều mặt. Ông Đàm Đắc Tiến - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cho biết: “Bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Khi cộng đồng doanh nghiệp suy yếu thì kéo theo sự sút giảm của hệ thống ngân hàng. Do vậy, doanh nghiệp cũng thấu hiểu và chia sẻ khó khăn với ngân hàng. Hiệp hội cùng với các doanh nghiệp hội viên đã triển khai nhiều biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu, kém như năng lực quản trị kinh doanh, xây dựng phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh mang tính dài hơi, có chiến lược, mục tiêu cụ thể. Thực hiện cơ cấu lại tài sản một cách hợp pháp và chính xác, rõ ràng, minh bạch trong báo cáo tài chính. Qua đó, mỗi doanh nghiệp đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng mong muốn ngân hàng tiếp tục tiết giảm thủ tục hành chính, linh hoạt hơn trong định giá tài sản đảm bảo, nới rộng hạn mức tín dụng để doanh nghiệp có cơ hội mở rộng nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh”.
Theo ông Phạm Trường Giang - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, các ngân hàng bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tranh thủ sự quan tâm của ngân hàng cấp trên tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, các ngân hàng chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của ngân hàng cấp trên để kịp thời thực hiện biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão, lũ.
Trịnh Hà
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 4/12/2024
baophutho.vn Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm...
baophutho.vn Ngày 8/10, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Hùng Vương tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tới dự có...
baophutho.vn Ngày 19/8/2024, Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản do Văn phòng Chính phủ chuyển đến phản ánh kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ như sau:
baophutho.vn Với tiềm năng lớn về nông nghiệp, Phú Thọ đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đến nay, đã có tới 150 dự án đầu tư vào lĩnh vực...
baophutho.vn Những năm qua, cùng với tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn huyện Yên Lập hoạt động, cơ quan...
baophutho.vn “Ly nông không ly hương”. Đó là tinh thần của nhiều thanh niên Đất Tổ hiện nay. Thay vì rời quê hương để lập nghiệp ở nơi khác, họ chọn ở lại,...
baophutho.vn Những năm qua, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phát triển đa dạng ngành nghề nông...
baophutho.vn Chuyển đổi số đã và đang “đến từng ngõ, gõ từng nhà”. Xác định đây là xu hướng tất yếu, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) ở các địa phương...
baophutho.vn Ngày 7/10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức chương trình giới thiệu, trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu tỉnh đợt 3, năm 2024
baophutho.vn Thực hiện Tiểu dự án 1 giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được...