{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, được sự quan tâm, chăm lo của chính quyền các cấp, đời sống của người dân làng Goòng (xã biên giới Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) ngày càng ấm no, hạnh phúc, đủ đầy hơn. Trong thành công chung đó, có sự đóng góp không nhỏ của già làng Siu H’Phyin.
Khoe với dân làng cây nỏ gỗ đã gắn bó với mình suốt mấy chục năm qua, già Siu H’Phyin cho biết: “Ngày trẻ, già từng tham gia lực lượng du kích, cùng đoàn viên, thanh niên trong xã gùi lương, tải đạn, cứu chữa thương binh... Thấy già mưu trí, nhanh nhẹn, gan dạ, sau Chiến dịch Plei Me lịch sử, xã đội trưởng đã tặng già chiếc nỏ này. Biết già có tài thiện xạ, mấy năm nay, mỗi lần huấn luyện dân quân, Ban CHQS xã đều mời già hướng dẫn cho các chiến sĩ trẻ cách sử dụng loại vũ khí thô sơ, tự tạo đấy”.
Sau ngày đất nước thống nhất, trên cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Púch, với niềm đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, Siu H’Phyin đã tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều nội dung, giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới, hạn chế tình trạng tảo hôn, bỏ học, bạo lực gia đình; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ dân tộc Jrai.
Già làng Siu H’Phyin hướng dẫn thiếu nữ ở làng Goòng cách bắn nỏ.
Ngoài việc tham gia công tác xã hội, Siu H’Phyin còn tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nuôi bò, nuôi heo, trồng điều để cải thiện đời sống, là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương. Trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, rộng hơn 100m2, bộ khung cửi và các vật dụng lao động, sinh hoạt truyền thống của đồng bào Jrai vẫn được già Siu H’Phyin trân trọng gìn giữ. Những lúc nông nhàn, già lại cần mẫn truyền nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần cho chị em ở làng Goòng.
Năm 2015, khi đã nghỉ hưu, được bà con tín nhiệm bầu làm già làng, bà Siu H’Phyin tích cực đi từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh, từng bước bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục; không nghe lời kẻ xấu, không vượt biên trái phép, không chặt phá cây rừng; nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng buôn làng ấm no, gia đình hạnh phúc. Bằng uy tín, kinh nghiệm sống của mình, đã không ít lần bà đứng ra làm trung gian hòa giải, giúp các cặp vợ chồng trẻ tìm được tiếng nói chung sau quãng thời gian “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Cùng với đó, bà thường xuyên gần gũi, động viên, phân tích, giúp các thanh niên trong làng phân biệt được điều hay, lẽ phải, không gây mất an ninh trật tự xóm làng.
Đồng chí Rơ Mah Nguyệt, Phó chủ tịch UBND xã Ia Púch nhận xét: “Như cánh chim không mỏi, giờ đây, khi đã bước sang tuổi 74, với hơn 50 năm tuổi Đảng, già làng Siu H’Phyin vẫn lội suối, băng rừng, cùng cấp ủy, chính quyền, lực lượng chức năng địa phương và cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Chư Prông, Đồn Biên phòng Ia Púch (Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo vệ đường biên, cột mốc; động viên các thanh niên hăng hái xung phong lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự... Với những đóng góp tích cực, già làng Siu H’Phyin nhiều lần được cấp ủy, chính quyền địa phương biểu dương, khen thưởng, là tấm gương sáng để bà con Ia Púch học tập, noi theo”.
Theo An Khang/ Báo QĐND
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ...
baophutho.vn Từ năm 2022 đến hết tháng 3/2024, huyện Thanh Sơn đã huy động được trên 385 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào...
Hòa Bình là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một trong những cái nôi của người Việt cổ. Trong tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường là cư dân bản...
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc...
Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường,...
Cũng như người Dao, Mông, Thái... người Hà Nhì đen ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ đã và đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa độc đáo truyền thống của...
Lễ đầy tháng được tổ chức khi trẻ tròn một tháng tuổi, là một phong tục rất quan trọng của người Tày, có ý nghĩa mừng cho gia đình, mừng cho đứa trẻ, mừng cho cộng đồng có thêm...
Dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon...
baophutho.vn Yên Lập là huyện miền núi có diện tích tự nhiên trên 438,2km2; dân số trên 97.000 người, gồm 32 dân tộc, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số...
Triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ các...