Cập nhật:  GMT+7

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã tạo động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

Cơ sở sản xuất bánh sắn Kim Quyên, khu 2, xã Phú Lộc thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Để Chương trình OCOP tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; lựa chọn, xây dựng, phát triển sản phẩm gắn với thế mạnh của từng địa phương; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động người dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất gắn với đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ phát triển sản phẩm, mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao.

Chỉ tính riêng năm 2024, huyện có 5 sản phẩm từ các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất, kinh doanh tham gia đánh giá, phân hạng gồm: Bưởi Phú Lộc, bánh sắn Kim Quyên, rượu nếp cái hoa vàng Đại Ngọc Tửu, gà đồi Lệ Mỹ, trà hoà tan Mộc Quy Hương. Đến nay, toàn huyện có 23 sản phẩm và 1 nhóm sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 4 sao đang trình Hội đồng quốc gia đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 5 sao; 3 sản phẩm OCOP 4 sao, 19 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP 3 sao.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của sản phẩm OCOP, cơ sở sản xuất bánh Kim Quyên, khu 2, xã Phú Lộc với 3 dòng bánh sắn chủ đạo là: Nhân đỗ thịt, nhân đỗ dừa và nhân mộc nhĩ thịt đã chú trọng thực hiện chuẩn hóa các tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Chị Hán Thị Thanh Quyên - Chủ cơ sở sản xuất cho biết: "Mới đây, cơ sở đã được công nhận sản phẩm bánh sắn nhân đỗ thịt đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP thể hiện sự đầu tư và chú trọng trong các khâu sản xuất, kinh doanh, rõ nét nhất là chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, từ đó uy tín, giá trị sản phẩm cũng được nâng lên".

Thực tế đã chứng minh, các sản phẩm đặc trưng của huyện Phù Ninh, điển hình như: Hồng không hạt Gia Thanh, chè xanh Đức Tỵ, bánh sắn Phong Châu... sau khi được chứng nhận OCOP đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại. Giá bán sản phẩm cao hơn so với trước từ 10 - 30%. Đây là động lực để các chủ thể đầu tư tăng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa.

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, công tác duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được công nhận được các cấp chính quyền trong huyện quan tâm, tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chủ thể OCOP trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra, nhìn chung các chủ thể OCOP chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, người trực tiếp tham gia sản xuất tại các cơ sở được trang bị kiến thức, khám sức khỏe định kỳ, nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, chế biến có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Để xây dựng, phát triển, gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP, huyện tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất đăng ký tham gia xây dựng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, bảo đảm các tiêu chí và hướng dẫn; chú trọng hỗ trợ các chủ thể OCOP hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đánh giá, phân hạng; tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị đăng ký tham gia để xây dựng phương án kinh doanh, hoàn thiện bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Cùng với đó, tăng cường hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình xây dựng hệ thống, điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP tại các địa phương; đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số trong thúc đẩy phát triển hệ thống thương mại điện tử, thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương.

Hà Nhung


Hà Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,72%

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,72%
2024-12-24 14:09:00

baophutho.vn Sau hơn 3 tháng triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024,...

Đồng Sơn vươn mình

Đồng Sơn vươn mình
2024-12-24 14:02:00

baophutho.vn Trên cung đường về xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi, vươn lên của đồng bào nơi đây. Các tuyến...

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp
2024-12-24 08:51:00

baophutho.vn Những năm gần đây, huyện Phù Ninh triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo điều kiện...

Thúc đẩy tăng thu ngân sách

Thúc đẩy tăng thu ngân sách
2024-12-24 08:07:00

baophutho.vn Nhiều năm nay, Chi cục Hải quan Phú Thọ luôn hoàn thành xuất sắc số thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao. Năm 2024, mặc dù chịu sự tác động...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long