
{title}
{publish}
{head}
Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.
Nghệ nhân dân gian Hờ A Thào ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu mở lớp dạy khèn Mông cho hàng chục thanh niên trong huyện Trạm Tấu.
Góp phần gìn giữ văn hóa trường tồn
Tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu vẫn có những người bền bỉ lặng lẽ, âm thầm vun đắp cho tiếng khèn của người Mông mãi trường tồn. Họ là những nghệ nhân, người “giữ hồn” khèn Mông. Bằng tình yêu văn hóa cháy bỏng và trái tim đầy nhiệt huyết, họ nỗ lực truyền lửa cho thế hệ trẻ, để tiếng khèn của người Mông không bao giờ lụi tàn theo dòng chảy thời gian.
Trong không gian văn hóa của người Mông, tiếng khèn mang ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt trong màn độc tấu, tiếng khèn như trở thành tiếng lòng của người đàn ông. Bởi vậy, từ thuở ấu thơ, những cậu bé người Mông ở Trạm Tấu đã được những người lớn tuổi, những bậc thầy khèn trong gia đình, dòng tộc trao truyền bí quyết diễn tấu khèn. Thế nhưng, để tiếng khèn thực sự chạm đến trái tim cộng đồng, được cộng đồng trân trọng lại là một hành trình đòi hỏi sự khổ luyện và đam mê không ngừng.
Ông Hờ A Thào, Nghệ nhân dân gian ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu là người có tình yêu và niềm đam mê với khèn. Tiếng khèn đã thấm sâu vào máu thịt ông ngay từ khi còn là một cậu bé. Giờ đây, dù vui hay buồn, chiếc khèn luôn là người bạn tri kỷ bên cạnh ông. Mỗi khi tiếng khèn của ông cất lên, trong âm thanh ấy, người nghe có thể cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Trạm Tấu, sự giản dị mà đôn hậu trong cuộc sống của đồng bào nơi đây.
Người dân nơi đây ví tiếng khèn của ông Thào như một bức tranh, một câu chuyện kể về đất và người Trạm Tấu. Bởi tiếng khèn ấy quá đỗi ngọt ngào và lay động, nhiều gia đình người Mông, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vẫn quyết tâm gửi gắm con em mình cho nghệ nhân Hờ A Thào truyền dạy. Không chỉ trau dồi kỹ năng cho bản thân, những năm gần đây, ông Thào còn mở lớp dạy, tận tâm chỉ bảo cho con em đồng bào Mông trên khắp vùng cao Trạm Tấu.
Nghệ nhân dân gian Hờ A Thào ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu dạy tiếng Khèn cho các thanh niên người Mông.
Là thầy giáo dạy khèn Mông nhiều năm nay, theo ông Thào, học thổi khèn Mông không khó, nhưng để thấu hiểu được hồn cốt của tiếng khèn, diễn tấu thành thạo ở nhiều thể loại khác nhau thì là một thử thách lớn. Đầu năm 2025, ông vinh dự khi được Nhà nước, tỉnh Yên Bái phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, đây là động lực để ông nỗ lực hơn nữa giúp thế hệ sau có thêm nhiều người giỏi khèn Mông, góp phần gìn giữ văn hóa người Mông được trường tồn mãi mãi.
Anh Thào A Chang, ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu tâm sự, trước đây, mỗi khi có lễ hội, anh chỉ dám đứng từ xa ngắm nhìn các bậc cha chú thổi và múa khèn. Giờ đây, được thầy Hờ A Thào tận tình truyền dạy, anh đã học được nhiều điệu, nhiều bài và tự tin thể hiện trong những ngày lễ quan trọng của cộng đồng. Anh rất vui và cảm ơn thầy Thào đã giúp anh biết thổi khèn, góp phần không làm mai một bản sắc của dân tộc.
Chung niềm đam mê với anh Chang, anh Hờ A Tểnh, ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu gắn bó với lớp học của thầy Hờ A Thào gần hai năm. Anh Tểnh và anh Chang là hai trong số hơn 30 học trò mà thầy Thào dìu dắt từ năm 2022. Đến nay, họ đều là những “cánh chim” đầy triển vọng của tiếng khèn Mông Trạm Tấu.
Anh Hờ A Tểnh chia sẻ, nhờ sự động viên, hướng dẫn tận tình của thầy Thào, từ việc làm quen với từng nốt nhạc, đến luyện tập các bài phức tạp, giờ anh có thể làm chủ được cây khèn và tự tin thể hiện nhiều bài khác nhau. Anh sẽ cố gắng học khèn tốt hơn nữa để sau này có thể truyền lại ngọn lửa đam mê này cho con cháu mình.
Khơi dậy niềm tự hào về bản sắc dân tộc
Lớp học khèn Mông của những người “giữ lửa” tiếng khèn trên non cao Trạm Tấu.
Khèn Mông thường được biểu diễn dưới nhiều hình thức độc tấu da diết, hòa tấu nhịp nhàng hay tập thể hùng tráng. Cái khó không chỉ nằm ở việc, người thổi phải thổi lên những giai điệu, mà còn ở sự kết hợp uyển chuyển giữa tiếng khèn và những điệu múa độc đáo, đòi hỏi kỹ thuật cao, mang đậm tính nghệ thuật. Những động tác múa khèn như nhảy đưa chân mạnh mẽ, quay tại chỗ điêu luyện, lăn nghiêng táo bạo đều tạo nên một màn trình diễn vừa nghe say đắm lòng người, vừa mãn nhãn người xem.
Tuy nhiên, hiện nay trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, số lượng người trẻ đam mê và theo học khèn Mông ngày càng ít, nguy cơ mai một di sản văn hóa quý giá này là điều không thể tránh khỏi. Với mong muốn bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của cây khèn truyền thống, ông Giàng A Su, nguyên Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu luôn cố gắng hết mình để dạy cho thế hệ trẻ từng nốt nhạc, kỹ thuật lấy hơi.
Ông Giàng A Su cho biết, khi ông 15 tuổi đã rất đam mê khèn Mông, đến nay dù đã cao tuổi nhưng niềm đam mê khèn Mông trong trái tim ông chưa bao giờ tắt. Theo ông Su để thổi được khèn thành một bài hoàn chỉnh, có hồn, có điệu, đòi hỏi người học phải có sự kiên trì. Vì vậy, không chỉ cố gắng truyền dậy kỹ năng cho các bạn trẻ, ông còn khơi gợi niềm yêu thích, đam mê trong mỗi người. Có như vậy các cháu mới tiến bộ nhanh chóng, ông Su chia sẻ.
Theo ông Su, độ tuổi phù hợp để học khèn Mông tốt nhất là khoảng 10 tuổi. Nếu cố gắng học chăm chỉ, người học sẽ mất khoảng 2 năm là có thể thổi được một số bài khèn cơ bản. Khi giỏi rồi gặp bài khèn khó đến mấy chỉ cần nghe qua là cũng có thể diễn tấu được.
Nhiều thanh niên người Mông thông qua lớp học thấy yêu thích tiếng khèn của đồng bào.
Để giữ gìn khèn Mông, việc chế tác cũng rất quan trọng. Gắn bó gần 35 năm với nghề chế tác khèn, ông Cứ A Sang, ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu là một nghệ nhân chế tác khèn tài ba.
Ông Cứ A Sang bộc bạch, với người Mông, cây khèn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh nên rất cần được các cấp quan tâm, mở lớp để truyền dạy làm khèn cho các thanh niên trẻ. Để nghề làm khèn không bị mất đi, ông mong muốn các gia đình cho con, cháu học nghề, đưa con cháu đến ông dạy làm khèn.
Khèn Mông không chỉ là một nhạc cụ, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Mông; thể hiện rõ nét những giá trị tâm linh, tín ngưỡng và truyền thống sâu sắc. Những lớp học của những người “giữ hồn” khèn Mông đã góp phần lan tỏa tình yêu văn hóa, khơi dậy niềm tự hào về bản sắc dân tộc nơi non cao Trạm Tấu.
Theo Tuấn Anh/TTXVN
baophutho.vn Với khát vọng không chỉ bảo tồn gần như nguyên vẹn không gian văn hóa của người Mường cổ mà còn kiến tạo một điểm đến du lịch đẳng cấp, giàu...
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống... Trong bối cảnh...
baophutho.vn Khi sương về dày đặc trên đỉnh Hang Kia (nay là xã Pà Cò), Thung Mặn dường như chìm vào một thế giới khác - trầm lặng, heo hút và đầy những...
Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nơi mây trắng bay ngang những đỉnh núi mù sương, nơi con suối thì thầm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tiếng đàn đá của người...
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy,...
baophutho.vn Ẩn mình giữa những triền núi đá xám, khu Mỹ Á (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) hiện lên như một nốt trầm sâu lắng giữa bản giao hưởng của đại ngàn...
Giữa núi rừng đại ngàn Khánh Trung (huyện Khánh Vĩnh), âm thanh mã la do đội mã la của xã vang lên nghe trầm bổng, sâu lắng, dạt dào đầy cảm xúc, có khi lại rộn ràng vang xa...
Giữa nhịp sống hiện đại đang vươn tới từng bản làng, người Cao Lan ở thôn Vực Vại, xóm 28, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vẫn gìn giữ vẹn nguyên những giá...
baophutho.vn Cộng đồng người Thổ duy nhất của tỉnh quần cư tại vùng đất Yên Lương, huyện Thanh Sơn, hơn nửa thế kỷ qua, đồng bào Thổ luôn đoàn kết, hòa...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030,...
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) là một xã vùng cao, với đa số là người Ba Na, đời sống còn nhiều khó khăn. Thế nhưng gần đây, nhiều gia đình đã mạnh dạn làm đơn xin...